Tài liệu nói về ebook tự học tiếng Anh B1 do Học viện Ngân hàng cung cấp. Tài liệu giới thiệu về trung tâm Ruby English chuyên ôn thi B1, founder của trung tâm, chuẩn đầu ra tiếng Anh B1 của sinh viên tại Học viện Ngân hàng, cấu trúc đề thi B1 và hướng dẫn ôn tập các kỹ năng nghe nói đọc viết.

EBOOK “Tổng hợp từ vựng Toeic 800+” – Dành cho ai:

Ebook “Tổng hợp từ vựng Toeic 800+” của AnhLe English là một tài liệu học tập dành cho những người muốn nâng cao kỹ năng tiếng Anh của họ, đặc biệt là những ai đang chuẩn bị tham gia kỳ thi TOEIC.

Cuốn sách “Tổng hợp từ vựng Toeic 800+” là một tài liệu học tập hiệu quả và không thể thiếu cho bất kỳ ai đang tìm kiếm cách cải thiện từ vựng và chuẩn bị cho kỳ thi TOEIC một cách hiệu quả. Tải ngay và bắt đầu hành trình của bạn để đạt được điểm số ấn tượng trong TOEIC!

NHẤN DOWNLOAD NGAY tài liệu vừa chất lượng lại miễn phí

Xem thêm: TỪ VỰNG TOEIC CẬP NHẬT

Cám ơn các bạn đã đọc bài viết của

. Trên đây là EBOOK ” TỔNG HỢP TỪ VỰNG TOEIC 800+“.

Chúc các bạn ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn trong thời gian sớm nhất nhé!

Nếu có nhu cầu hoặc cần tìm hiểu thêm, các bạn hãy vào link bên dưới.

Ngoài ra, hãy follow fanpage và kênh youtube của mình để cập nhật những tài liệu và bài giảng, bài review hoàn toàn miễn phí từ Anh Lê TOEIC nhé! Chúc các bạn ôn tập hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn trong thời gian sớm nhất nhé!

EBOOK “Tổng hợp từ vựng Toeic 800+ ” – Nội dung:

Ebook “Tổng hợp từ vựng Toeic 800+” được biên soạn bởi đội ngũ giảng viên 900+ giàu kinh nghiệm tại AnhLe English và nắm bắt các yếu tố quan trọng trong bài kiểm tra TOEIC. Ebook tập trung vào việc cung cấp cho bạn những từ vựng quan trọng và cần thiết cho bài thi Toeic. Bạn sẽ được tiếp cận với một danh sách từ vựng 800+ theo từng chủ đề và được tổng hợp từng kỹ năng, giúp bạn nắm vững từ vựng cơ bản đến nâng cao. Điều này sẽ giúp bạn tự tin hơn khi làm bài thi và nâng cao điểm số Toeic của mình.

Các chủ đề từ vựng trong Ebook “Tổng hợp từ vựng Toeic 800+”:

(Ebook) Oxford English For Logistics (Ebook + Khóa Học)

Bạn tiết kiệm được: 42,000 ₫ tương đương 59%

English for Logistics là một khóa học ngắn hạn lý tưởng cho những người làm việc trong ngành logistics và những người cần tiếng Anh giao tiếp khi vận chuyển, vận chuyển, lưu kho hàng hóa.

English for Logistics là một phần của Oxford Business Express Series. Đây là một khóa học lý tưởng cho những sinh viên đang đi làm muốn giao tiếp tiếng Anh tốt hơn.

Ebook bao gồm: File sách đọc Ebook và File Nghe CD + Khóa Học

Chú ý: Chỉ còn 13 sản phẩm trong kho.

Đã có 177 Người mua trong 30 ngày gần đây

[Em]Ngỡ sương sớm chạm [Bm]mi mắt môi đắng lệ [Am]trĩu nặng

Lẳng lặng thương [B7]nhớ trong hao gầy

[Em]Giấu đi mối tình [Bm]gục ngã

Hôm ấy là [Am]Thứ Ba, là ngày ta [B7]trở nên xa lạ

[Am]Điều gì đã khiến anh không cầm [G]tay em [C]nữa

[Am]Có phải mình thật [D]sự không [G]xứng đôi?

[Am]Vài người vội vã cho em là [G]người may [C]mắn

Ấy [Am]thế mà giờ anh đổi [B7]thay

Còn điều gì ngu [Am]ngốc bằng: lừa dối [D]quá nhiều

vẫn nghĩ mình yêu [Bm]đúng người, càng nhắm [Em]mắt yêu!

Những xao xuyến khi [Am]chạm tay, những háo hức tim [D]thổn thức

Môi hôn tìm [G]nhau mỗi tối [F#m7b5] [B7]

Chẳng còn ai thương [Am]lấy mình ngoài chính [D]bản thân

Cho em một lần [Bm]cuối cùng được nói [Em]nhớ anh

Có ai thoát được [Am]mình ra khỏi chân lý trong [D]tình yêu:

Không Thể Cùng [G]Nhau Suốt Kiếp!

Thế nhưng trái tim [Bm]lại dễ in sâu niềm [Am]đau suốt kiếp. [G]

[E7]Tình đã qua lâu nhưng ta cứ [Am]sống trong quá khứ

Chuyện buồn đôi [G]ta đã hết sao chẳng thể hết tàn [C]tạ?

Mà dằn vặt đến [B7]nỗi thân tâm không ngừng héo úa...

Xem Ấn phẩm Tuyển sinh của Đại học Kiến trúc Boston

Nội dung bao gồm Thông tin khóa học, Trang thiết bị , Chỗ ở, Chi phí và hỗ trợ tài chính, Yêu cầu đầu vào

Cách sống giống như một cây gậy đập vào dòng chảy xiết của thời đại u mê. Tại sao tình trạng u ám bế tắc đó bao trùm toàn xã hội? đó pải chăng là do con người đánh mất phương hướng cuộc đời, không nhìn thấy ý nghĩa cũng như giá trị sống? điều cần thiết nhất trong thời đại như vậy là chúng ta phải đặt lại câu hỏi rất căn bản: “ con người sống phải làm gì?”

Về cuốn sách là tác phẩm được dịch sang 8 thứ tiếng như tiếng Anh, tiếng Trung, tiếng Hàn Quốc… có sức ảnh hưởng rất lớn hiện nay và đang được thế giới chú ý.

Là một cuốn nhân sinh luận mà nhà kinh doanh hàng đâu trên thế giới dành tặng cho tất cả mọi người: để có thể đạt được những giấc mơ lớn lao, để trải nghiệm một cuộc đời thực sự.

Waka xin trân trọng giới thiệu Cách Sống - Inamori Kazuo!

Cuốn sách này chia sẻ với bạn mọi thứ, từ việc chuẩn bị, lên kế hoạch cho đến sử dụng sách vở và tài liệu cho các kỳ thi tiếng Anh. Tác giả Vương Quyên cũng chia sẻ tất cả phương pháp và đường hướng học tiếng Anh cũng như những thất bại và thành công trong việc nỗ lực  để nâng cao năng lực tiếng Anh của cô - từ lúc còn là một cô bé không biết gì về tiếng Anh đến lúc gặt hái được những thành quả đáng kể.

Và hơn thế, Vương Quyên cũng chia sẻ cảm nhận của cô về cuộc đời những lúc cô xuống dốc, băn khoăn, đơn độc hay dao động; chia sẻ quan niệm, suy nghĩ của cá nhân cô liên quan đến sự kiên trì, phấn đấu, ước mơ và cả những gì cô gái trẻ học được, chiêm nghiệm được trên đường đời của mình. Về phương diện học tiếng Anh, trong cuốn sách này không có những câu giáo điều, càng không có những câu ra yêu cầu bạn “phải” thế này hay bạn “phải” thế kia, chỉ có những chia sẻ gần gũi, giản đơn.

Phương pháp học tập cũng giống như quan điểm nhìn nhận sự vật, mỗi người đều có một cách nhìn riêng về một sự vật nào đó. Nếu bạn cảm thấy phương pháp học tập này phù hợp với bạn, cuốn sách chắc hẳn sẽ rất có ích cho bạn; còn nếu bạn có thể "gạn đục khơi trong", chọn lọc ra phương pháp học tập phù hợp với bạn từ những điều trong sách, như vậy cuốn sách cũng đã thật sự đạt được tác dụng “thả con săn sắt, bắt con cá rô”, đồng thời thể hiện được giá trị của nó.

Đây là cuốn sách về phương pháp học tiếng Anh bán chạy nhất Trung Quốc cho đến nay.

Vương Quyên tên thân mật là Koala Xiaowu.

Đã tốt nghiệp thạc sĩ trường Đại học Washington.

Hiện đang sinh sống ở thành phố Saint Louis, tiểu bang Missouri, nước Mỹ.

Một cuốn sách giản dị và sáng trong nhưng chứa đựng những điều mà bất cứ bạn trẻ nào cũng tìm kiếm. Cuốn sách chia sẻ cho bạn những kinh nghiệm học tiếng Anh và “săn học bổng”, nhưng trên tất cả, nó kể cho bạn nghe về ƯỚC MƠ.

“Bạn muốn biết mùi vị của quả lê như thế nào? Vậy bạn hãy tự mình nếm thử.” Tìm mục tiêu cũng vậy. Khi bạn không biết mình thích điều gì thì hãy can đảm thử nghiệm.

Tuổi trẻ không sợ thất bại, ngã rồi lại phủi bụi đứng lên. Kì thực, thất bại không đáng sợ, vấp ngã không đáng sợ, nhụt chí không đáng sợ, hèn nhát không đáng sợ, lười biếng không đáng sợ, lạc đường không đáng sợ!

Điều đáng sợ nhất là bạn đánh mất trái tim dám theo đuổi ước mơ.

Cuốn sách là tự truyện của tác giả kể về quá trình trưởng thành trong học tập cũng như cách nhìn nhận về thế giới xung quanh, về cuộc đời của chính bản thân mình trong suốt mười mấy năm trời dài đằng đẳng. Có lẽ đối với nhiều người người thì thể loại này có thể không còn mới mẻ nữa. Tuy nhiên, sẽ không có con đường nào giống con đường nào, sẽ không có áp lực nào giống áp nào và nếu có giống thì bạn có dám chắc chắn rằng nó cũng diễn ra trong cùng một thời điểm như nhau?

“Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.” (Heraclitus – nhà triết học duy vật và được coi là ông tổ của phép biện chứng).

Và tác phẩm này cũng không ngoại lệ, nó mang những nét đặc trưng riêng biệt như những thước phim trải dài qua từng giai đoạn từ lúc tác giả còn là một cô bé đến khi nhận thức được bản thân mình phải cố gắng “tôi luôn cảm thấy không cam lòng, luôn cảm thấy cuộc sống không nên dừng lại ở đây, luôn cảm thấy mình chỉ có một lần được sống, không nên đi theo dấu chân người khác, cảm thấy mình nên để lại những dấu ấn riêng trong cuộc đời của mình, để lại những dấu ấn ngoạn mục, đáng nhớ, đáng thán phục, để đến khi chuẩn bị rời xa thế giới này, ít ra trong lòng tôi cũng không có gì để hối tiếc.”

Một câu chuyện về sự ham chơi và cái giá phải trả thì không hề nhỏ:

“Bạn có thể ham chơi, nhưng nên nhớ, bạn sẽ phải trả giá cho việc ham chơi ấy. Bạn muốn có được thứ này thì phải mất thứ kia. Ông trời công bằng không cho ai tất cả. Cái gọi là chèo thuyền ngược dòng, không tiến ắt lùi, chính là nói bạn ham chơi trong lúc người khác đều đang phấn đấu, thì sẽ bị thụt lùi phía sau.”

Một câu chuyện về những ước mơ qua từng giai đoạn của cuộc đời, về sự bình đẳng ước mơ giữa mỗi con người:

“Cho dù bạn từ đâu tới, cho dù bạn bình thường như thế nào đi nữa, thì với ước mơ, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau. Cho dù bạn cảm thấy bản thân mình nhỏ bé nhường nào, bạn vẫn có quyền theo đuổi ước mơ cao quý. Chỉ khi dám ước mơ, bạn mới có cơ hội thực hiện được điều mình mơ ước bằng chính sự nỗ lực của bạn. Nếu như ngay cả ước mơ bạn cũng chẳng dám nghĩ tới, vậy thì chẳng phải là bạn không có mảy may xác xuất thành công nào ư?”

Một câu chuyện về bài học nỗ lực không ngừng nghỉ trong mọi hoàn cảnh, mọi thử thách:

“Đời người cần phải phấn đấu, gặp hoàn cảnh thuận lợi cũng phải phấn đấu, gặp hoàn cảnh đối nghịch cần phải phấn đấu nhiều hơn.”

“Tôi cần phải kiên cường, vượt qua thất bại, một lần không được thì thử lần thứ hai, hai lần không được thì thử lần thứ ba, chỉ cần tiếp tục kiên trì tôi sẽ từ từ tiến bộ qua thời gian tích luỹ.”

Và còn rất nhiều những kinh nghiệm quí báu, những cuộc hành trình đầy gian khó vượt qua chính bản thân mình,… đặc biệt nổi bật lên xuyên suốt quyển sách là những lời khuyên hữu ích, cách thức và phương pháp hiệu quả trong việc học Tiếng Anh được đúc kết từ chính bản thân tác giả. Tất cả đã được cô đọng lại và chất chứa tinh tế trong từng câu, từng chữ, từng trang giấy của quyển sách “SĂN HỌC BỔNG – Đích đến của tôi PHẢI là nước Mỹ” của một tác giả trẻ tuổi người Trung Quốc nhưng hầu như không còn xa lạ đối với các độc giả Việt Nam – Vương Quyên.

Học Tiếng Anh để rửa mối hận "bác cả năm"

Quyển sách ở những trang đầu tiên hiện lên là một cô bé tên Diễm Diễm được bố mẹ gửi gắm cả một tương lai tươi sáng và đẹp đẽ. Nhưng mọi việc lại đi theo chiều ngược lại với cái tên xinh đẹp ấy cả về ngoại hình lẫn tính cách “lông mày ngang, tóc ngắn, người gầy nhom như con khỉ”, “chưa từng mặc váy”, “hoạt động trong phòng, trên cây, cánh cửa sắt ngoài cổng nhà” và ước mơ của cô gái nhỏ là trở thành“nữ trinh sát, phi hành gia, nữ hiệp khách”. Điều đặc biệt là chưa bao giờ cô nghĩ đến việc mình sẽ trở thành một bậc thầy ngôn ngữ Tiếng Anh. Tất cả mọi chuyện cứ tưởng như êm đềm trôi qua như thế trong cuộc sống của Diễm Diễm. Thế nhưng, có một sự việc đã thay đổi những ngày tháng tuổi thơ bình yên ấy đó là vào năm lớp ba có một môn học bắt đầu thường xuyên xuất hiện trên lịch học của cô - Tiếng Anh. Với ý nghĩ non nớt của một đứa trẻ là bản thân không đến nước Anh, cũng không nói chuyện với người Anh thì tại sao lại phải học Tiếng Anh đã đưa đẩy cô gái nhỏ đến với những lơ đễnh, những phân tâm cũng như là những rắc rối, những pha hài hước trong các bài kiểm tra ở trường. Không cần suy nghĩ nhiều cũng đủ biết, bởi vì không có động lực học tập cho nên thành tích của cô bé rất tệ và thế là một lời thề ngầm được đặt ra “Từ nay về sau không bao giờ thèm động vào Tiếng Anh nữa.” Với thành tích học tập ngày một xuống dốc mẹ Diễm Diễm đã đăng kí cho cô đi học thêm. Cô bé đi học trong một thái độ vô cùng miễn cưỡng nhưng chính nơi đó, chính cô giáo ở lớp dạy thêm đó, chính phương pháp giảng dạy đó đã đưa Tiếng Anh lại gần với Diễm Diễm hơn, giúp cô có một số thành tích khá nổi bật ở lớp và đây cũng đánh dấu bước ngoặc đầu tiên trên con đường học vấn của cô.

Bước sang những ngày tháng ở trường cấp II, được học dưới sự dẫn dắt của cô giáo chủ nhiệm là giáo viên Tiếng Anh đã đưa ra phương pháp học từ vựng đặc biệt mà tác giả đã đề cập đến là Fifty times.Điều này giúp cô rèn luyện được tính nhẫn nại và không còn mắc lỗi viết sai từ vựng nữa. Trong những năm học ở đây, tác giả cũng tìm ra cho mình phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả khác “Tôi có thể cải thiện kỹ năng phát âm Tiếng Anh của mình bằng cách bắt chước phát âm của người khác.” Và theo nhận xét về chính bản thân mình thì “tôi là người có được chút thành tựu thì không còn biết trời cao đất dày là gì, học được một chút chữ nghĩa đã cho rằng mình nắm vững tất cả.” Chính tâm tưởng đó đã đưa Diễm Diễm trượt dài trong nước mắt ở kì thi chuyển trường đầu tiên vì chỉ mãi quan tâm đến mỗi Tiếng Anh nhưng thành tích chẳng có gì xuất sắc vì “hàm lượng vàng không cao” còn các môn học khác thì cô cũng đã bỏ mặc.

May mắn thay bố mẹ cô cũng tìm được cho cô một ngôi trường cấp III mới dưới hình thức nội trú và những năm tháng tiếp theo của tác giả bắt đầu với lời hứa vô cùng chắc nịch “Con nhất định sẽ học giỏi hơn mỗi ngày, con nhất định sẽ không thua kém bạn bè.” Lời hứa đó đã không được thực hiện bởi sau ngày khai giảng khoảng một tháng Diễm Diễm đã trở về với trạng thái chán chường, mất đi năng lượng như trước đây không tập trung vào học tập mà “chỉ buôn chuyện, chơi bài với bạn bè, chơi game online, xem phim Hàn Quốc,…” Lo lắng cho đứa con gái nhỏ bé của mình, bố mẹ Diễm Diễm đã chuyển trường cho cô với hi vọng cô có thể học hành tốt hơn. Nhưng vì không thích ứng được với áp lực học tập quá cao độ ở ngôi trường mới chuyển đến nên cách duy nhất mà cô có thể đối mặt là chạy trốn nó cùng với người bạn thân Tiểu Di Tử. Và rồi lịch sử của ba năm trước lại tái diễn khi hầu như tất cả bạn bè cùng lớp của cô thậm chí là ngay cả cô bạn thân cũng đi đến những đại học ở các thành phố hoa lệ như Đại học Thanh Hoa, Đại học Bắc Kinh, Đại học Phúc Đán,… để chắp thêm kiến thức bay cao ước mơ của bản thân thì cô ở lại thành phố phía Bắc, tiếp tục cuộc sống vô vị, tẻ nhạt do không có mục tiêu và sức sống. Đây là bước ngoặc thứ hai và có thể nói là bước ngoặc quan trọng chủ chốt đưa cuộc đời tác giả sang một giai đoạn mới - “tỉnh ngộ và vùng dậy mạnh mẽ”

Con đường nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao độ của tác giả được thể hiện rõ nét nhất ở những năm học đại học ở thành phố phương Bắc cũng chính nơi đây đã tiếp thêm động lực cho tác giả mà sau này khi nghĩ tới cô vẫn còn thấy cảm kích là “Gặp được thầy tốt và bạn hiền.” để rồi từ đó tạo thành một bước đệm đưa tác giả đi cao và đi xa hơn vượt lên chính bản thân mình. Người thầy của Diễm Diễm đã truyền vô số động lực học tập mà một trong số đó là “Dù hoàn cảnh của các bạn như thế nào, thì các bạn cũng cần có dũng khí kiên trì đi tới ước mơ của mình, vì chỉ cần kiên trì chịu khổ, dũng cảm kiên trì, mỗi người đều có khả năng thành công.”

Hay câu trả lời cho câu hỏi “Làm thế nào để học giỏi Tiếng Anh?” là “Làm việc cần làm và kiên trì đến cùng.” Tác giả tự nhận mình may mắn khi tìm được cô bạn có cái tên gọi khá dễ thương và ngộ nghĩnhCá Béo Ướp Muối - người có thể nói là cùng cô “đồng cam cộng khổ” trong các giờ tự học, trong các bài tập khó nhằn nhất và cả hai cùng nhau tìm ra những phương pháp học từ vựng, luyện viết, nói Tiếng Anh hiệu quả của bản thân rồi chia sẻ cho đối phương để cả hai cùng tiến bộ. Đặc biệt là bí quyết nắm được một trăm từ vựng mỗi ngày cho đến khi chỉ cần ba giờ để nhớ hết được chúng. Tiếp theo đó là cách mà tác giả cùng cô bạn thân áp dụng các từ vựng vào bài nói của mình từ lời tiếp sức của cô giáo Trịnh “Không có đường tắt giúp nâng cao kỹ năng nói, các bạn chỉ còn cách mở miệng nói thôi.” Cũng chính những năm đầu đại học này, con ếch đã được đổi từ một cái giếng nhỏ sang một cái giếng to hơn khi quyết định đăng kí học luyện nói tại Tập đoàn Công nghệ và Giáo dục phương Đông ở Bắc Kinh để rồi nhận ra ở đây không phải chỉ dân chuyên ngành về Tiếng Anh mới có thể nói tốt Tiếng Anh mà còn nói tốt hơn rất nhiều lần. Trong thời gian học tại đây tác giả đã rút ra một bài học nữa cho bản thân mình không nên so sánh bản thân với người khác vì khởi đầu của mỗi người là khác nhau. Ở năm đại học thứ hai tác giả đã phát triển thêm rất nhiều về kĩ năng nghe nói của mình nhưng đây cũng là năm mà cô phải đấu tranh tâm lý khá mãnh liệt về cuộc thi GRE (kì thi đầu vào cao học của các trường đại học ở khu vực Bắc Mỹ) cũng như phải tiếp tục bước một mình trên con đường đã chọn khi mà cô bạn thân Cá Béo Ướp Muối rẽ sang một hướng khác về chí hướng sau khi tốt nghiệp đại học. Tuy không còn gắng bó với nhau như trước nhưng cả hai vẫn dành cho nhau những lời khuyên, những lời động viên chân thành nhất và cả hai đều được trở thành sinh viên trao đổi đến học tại đại học Bắc Kinh vào năm thứ ba. Ở đây ngoài việc tiến bộ trong học tập ra còn có những việc khiến Diễm Diễm có thể chẳng bao giờ quên được khi cô gặp được các nhân vật thành công trong một số lĩnh vực nhất định và được họ truyền cho nguồn động lực, nguồn cảm hứng mãnh liệt như Thành Long, Lý Liên Kiệt, Mã Vân, Lý Ngạn Hoằng,… Và cuối cùng cô đã hiểu ra “…những hối hận và thất bại trong quá khứ không thể thay thế được cho tương lai, cũng không thể quyết định tương lai. Phấn đấu không bao giờ là muộn.”, “…ước mơ của mình thuộc về mình, chỉ có mình mới có quyền nói “Có” hay “Không” với nó.” Ngôi trường đại học Bắc Kinh này đã giúp cô khẳng định thêm ước mơ của mình và kiên định mục tiêu đã đặt ra cũng như đã tỏ rõ cho cô nhiều điều mà từ trước đến nay cô chưa hiểu. Thời gian thắm thoát thoi đưa cuối cùng cũng đã đến năm cuối cùng của đại học, áp lực về thời gian, về việc học như khiến tác giả “điên loạn” nhưng người thân và bạn bè đã ở bên cạnh giúp cô vượt qua khoảng thời gian khó khăn đấy. Trong năm này, tác giả đã gặt hái nhiều thành công lớn như trúng tuyển kì thi tuyển sinh cao học của Học viện Bắc Kinh, gia nhập vào tổ phụ đề dịch phim,… Bốn năm đại học là khoảng thời gian không quá dài nhưng cũng không quá ngắn. Tuy nhiên nó đủ để làm thay đổi hoàn toàn cả một người “Lần đầu tiên tôi hiểu được ý nghĩa của việc học, ý nghĩa của phấn đấu; hiểu được làm thế nào mình mới có thể làm cho cuộc đời trở nên vui vẻ, hưng phấn, hiểu được làm thế nào mình mới có thể không oán trách không hối hận…”

Nhật kí vượt trùng dương của tôi

Chương tiếp theo thuật lại cuộc sống cao học khi tác giả còn ở trong nước. Ở chương này, vô số kinh nghiệm về cuộc thi GRE và TOEFL đã được cô mô tả tỉ mỉ qua từng ngày cũng như là cách viết bài luận, nghệ thuật chọn trường du học, trình tự, qui trình làm hồ sơ nhập học. Đạt được kết quả gần như tuyệt đối trong các cuộc thi lớn như GRE, TOEFL hay xa hơn nữa là được nhận vào học tại một trường đại học danh tiếng hàng đầu của nước Mỹ - Đại học Washington. Đó là niềm mơ ước của biết bao nhiêu người và đây cũng chính là kết quả xứng đáng cho sự nỗ lực không ngừng nghỉ của cô, như chính đạo lý mà cô đã hiểu ra được “Chỉ cần có nội tâm đủ mạnh mẽ, quyết tâm đủ kiên định, hành động đủ quyết đoán, kiên trì đủ lâu bền, và nắm chắc cơ hội đến với mình, thì ai cũng đều có cơ hội trở thành kẻ mạnh, trở thành người thành công.”

Mấy năm qua cứ ngỡ như cái chớp mắt của thời gian, tác giả không ngừng phấn đấu, không ngừng hoàn thiện bản thân cho đến cuối cùng cũng đặt chân lên được mảnh đất thoả niềm khát khao cháy bỏng của mình. Ở đây cô trải qua nhiều cuộc thi khác nhau và gặp nhiều rắc rồi trong vấn đề hoà nhập với cộng đồng ngôn ngữ nhưng cô vẫn cứ vui vẻ mà đón nhận và tiếp tục trau dồi con đường học vấn của mình…

Đích đến của Vương Quyên là nước Mỹ - xứ sở cờ hoa xinh đẹp muôn đời và đích đến của tôi là được hoà mình dưới ánh nắng của bầu trời Châu Âu hoa lệ. Thế còn bạn thì sao? Những bãi biển đầy nắng gió của vùng ven biển Sydney, những cánh rừng bạt ngàn nối đuôi nhau không ngừng nghỉ cạnh dòng sông Amazon hùng vĩ hay cái nắng gió khô hanh và với vô số các loài sinh vật hoang dã ở Nam Phi,… những nơi đó đang chờ bạn. Tôi xin lập lại một lần nữa lời của tác giả “Cho dù bạn từ đâu tới, cho dù bạn bình thường như thế nào đi nữa, thì với ước mơ, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau. Cho dù bạn cảm thấy bản thân mình nhỏ bé nhường nào, bạn vẫn có quyền theo đuổi ước mơ cao quý.” Cuốn sách đáng đọc dành cho những ai có ý định du học hoặc không nhưng là người có ước mơ còn dang dỡ chưa thực hiện được, những người đang thiếu quyết tâm và ý chí, luôn nghĩ bản thân kém cỏi hoặc quá đỗi bình thường. Tôi không chắc là cuốn sách sẽ thay đổi hoàn toàn được bạn nhưng tôi chắc chắn rằng nó sẽ để lại cho bạn một cách nhìn khác so với bạn trước đây. Cuốn sách không hẳn là thay đổi được cuộc đời nhiều người nhưng ít nhất nó đã làm thay đổi được một người - đó là tôi. Hãy đọc đi, cảm nhận và suy nghĩ - những ước mơ dỡ dang còn đang chờ bạn viết tiếp. “Tuổi trẻ không sợ thất bại, ngã rồi lại phủi bụi đứng lên. Kì thực, thất bại không đáng sợ, vấp ngã không đáng sợ, nhụt chí không đáng sợ, hèn nhát không đáng sợ, lười biếng không đáng sợ, lạc đường không đáng sợ! Điều đáng sợ nhất là bạn đánh mất trái tim theo đuổi ước mơ…”

Mời các bạn đón đọc Săn Học Bổng của tác giả Vương Quyên.

Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.

Hơn 10 năm trước, Gia đình&Xã hội đã làm vệt bài dài kỳ về những người làm nên thành công cho bộ phim Biệt động Sài Gòn thập niên 80 với nhiều câu chuyện phía sau màn ảnh lần đầu được kể. Nghệ sĩ Thanh Loan là một trong những nhân vật được chúng tôi tiếp cận. Vậy nhưng, sau 10 năm gặp lại, bà trở nên e dè. "Sau lần đó, nhiều báo đến gặp tôi phỏng vấn. Họ cứ viết mà không cho tôi xem lại. Rồi thậm chí nhiều người còn không gặp, cứ chắp nhặt từ bài nọ với bài kia rồi viết về tôi. Thông tin cũ nói đi nói lại đã đành, nhiều chi tiết còn không đúng nữa", bà nói. Vì thế, phải vài ngày sau, nữ nghệ sĩ mới đồng ý trò chuyện với điều kiện "đừng hỏi cô về cuộc sống riêng vì các con cô đã có gia đình, còn chồng tôi vốn là nhà khoa học. Họ xa lạ với đời sống showbiz nên không thích lên báo".

Nghệ sĩ Thanh Loan sinh năm 1951 tại Hà Nội, là con thứ 5 trong gia đình có 8 anh em. Tuổi thơ của bà gắn bó với những con phố, vừa cổ kính vừa là nơi kinh doanh buôn bán sầm uất. Thế nhưng cả đời bà lại không biết kinh doanh buôn bán gì, chỉ làm một nghề duy nhất là nghệ thuật. "Các anh em trong gia đình tôi nhiều người thừa hưởng vẻ đẹp từ bố mẹ nhưng không hiểu sao chỉ mình tôi bén duyên nghệ thuật. May hơn khôn chứ mình có phải con nhà nòi đâu", nghệ sĩ Thanh Loan dí dỏm nói.

15 tuổi, cô thiếu nữ Hà Nội gốc có vẻ đẹp trong sáng, thánh  thiện ấy đã nổi tiếng khắp khu phố. Khuôn mặt với các đường nét như tạc vẽ: mắt đen to tròn, sống mũi cao thẳng và đôi môi như cánh hồng nhung mới hé. "Nhưng các cụ bảo, hai cánh mũi phải to thì mới giàu, chứ sống mũi cao, cánh mũi thon như của  tôi thì chỉ đẹp thôi", bà cười khi nhận được lời khen ngợi về  nhan sắc.

16 tuổi, bà vào trường Nghệ thuật Quân đội theo học lớp diễn viên, sau đó về công tác tại Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị. Nếu không học diễn viên, có lẽ với vẻ đẹp trời phú ấy, bà cũng khó mà thoát khỏi "mắt xanh" của các đạo diễn, như cách mà Hà Xuyên, Thúy An – những bạn diễn nổi tiếng trong phim Biệt động Sài Gòn – bén duyên với nghề vì được đạo diễn phát hiện.

Hà Xuyên trước khi bén duyên điện ảnh là diễn viên múa của đoàn Thái Bình. Vai diễn đầu tiên là Xa và gần, nữ nghệ sĩ đã đoạt giải Diễn viên xuất sắc tại Liên Hoan phim Việt Nam lần thứ 8.

Còn Thúy An, từ cô gái bán nước mía ở Sài Gòn, nhờ NSND Hồng Sến phát hiện mà tỏa sáng thành sao với nhiều vai diễn nổi tiếng như Cánh đồng hoang, Biệt động Sài Gòn, Mùa gió chướng, Mùa nước nổi, Vùng gió xoáy...

Lứa diễn viên ngày ấy dù ngoại đạo hay chính quy, khi đã làm nghề là xả thân, gan ruột với vai diễn. Mỗi hóa thân là như sống với nhân vật, mang đến cảm xúc chân thật cho người xem. Thế nên, Biệt động Sài Gòn thành công không chỉ vì đạo diễn Long Vân dày công tìm kiếm dàn diễn viên toàn giai nhân tài tử, mà còn bởi họ đã minh chứng rõ nét cho chữ tài - sắc song hành, bổ  trợ cho nhau.

Xinh đẹp, được nhiều người tán tỉnh nhưng cuối cùng bà lại nên duyên qua mai mối. Là bà thím của chồng, đạo diễn cải lương ở đài phát thanh, thấy Thanh Loan đẹp người, nhanh nhẹn lại đoan trang nên đã giới thiệu cho cháu trai khi đó vừa du học chuyên ngành Toán Tin mới về nước. Cô gái trẻ Thanh Loan vốn không muốn đi theo "lối mòn" văn công gắn với bộ đội, nên gặp được người ngoài ngành, lại vừa "đi Tây" về thì đúng là "điểm 10 chất lượng".

"Người ta nói ‘gái ham tài, trai ham sắc’ quả không sai. Chúng tôi được mai mối nhưng gặp là cảm nhau từ lần đầu tiên. Anh không chỉ giỏi mà còn đẹp trai nữa", nữ nghệ sĩ kể về kỷ niệm thủa thanh xuân.

Quen nhau chừng hơn 1 năm thì bà lên xe hoa vào tháng 12/1974. Lúc này, chiến tranh đang ở giai đoạn ác liệt nên đám cưới cũng mang không khí thời chiến, đơn sơ nhưng ấm áp. Cô râu chú rể đèo nhau bằng xe đạp – cũng là khá giả so với thời đó. Khách mời đa phần là anh chị em văn công lại càng thêm vui. Quà tặng là những vật dụng mà thời nay nhiều người sẽ phì cười nhưng lại rất hữu dụng ở thời đó, là nồi niêu xoong chảo, bếp dầu, chậu nhựa, phích nước… đủ cho sinh hoạt cơ bản của gia đình trẻ. Nên cưới nhau xong hai vợ chồng bà chỉ việc ở, không phải mua sắm thêm gì.

Có chồng "đi Tây" nhưng thực tế, hoàn cảnh khi đó chi phối nên bà không được nhờ vả nhiều, cả trong công việc lẫn cuộc sống, chăm sóc con cái. Do tính chất đặc thù của nghiên cứu khoa học nên chồng bà phải dành thời gian nghiên cứu, rồi đi công tác, sau đó học lên tiến sĩ ở nước ngoài. Thế nhưng bà không lấy đó làm điều. Có lẽ bà hiểu và cảm thông cho đam mê của chồng, cũng như chồng và gia đình bên nội đã không khắt khe khi bà dành trọn tuổi xuân cho nghề. Hơn nữa, sống trong thời bao cấp, con người quen với khó khăn vất vả, thành ra bà không mấy khi than thở, so đo. Trái lại, bà thấy mình vẫn còn may mắn hơn nhiều người. "Nếu không có gia đình bên chồng đỡ đần, tôi khó mà trọn vẹn cả nghề lẫn làm vợ, làm mẹ", bà nói với sự biết ơn, trân trọng.

Các phân cảnh của ni cô Huyền Trang bị lộ vỏ bọc (ảnh tư liệu phim Biệt động Sài Gòn)

Vì được nhờ bên nhà chồng mà nghệ sĩ Thanh Loan mới đủ sức theo đuổi 4 năm làm phim Biệt động Sài Gòn. Khi đó, do đã lập gia đình, con còn nhỏ, chồng còn bận học tiến sĩ nên bà rời Đoàn kịch Tổng cục hậu cần sang làm phát thanh viên Truyền hình quân đội, rồi đến Truyền hình an ninh. Sự chuyển hướng này giúp bà có điều kiện làm phim nhiều hơn vì Truyền hình an ninh hay làm phim truyện nên có sự hợp tác với Hãng phim truyện Việt Nam. Ngoài làm phát thanh viên, bà thường xuyên được đạo diễn gạo cội mời làm phim điện ảnh.

Lúc nhận lời làm "Biệt động Sài Gòn", nghệ sĩ Thanh Loan không nghĩ phim quay đằng đẵng 4 năm trời mới xong. Ngày ấy làm phim vất vả vô cùng, phải ăn ngủ tại đoàn trong suốt thời gian quay. Trong lúc chờ quay thì đi thực tế để tìm hiểu vai diễn chứ không có chuyện ra trường quay mới đọc kịch bản như không ít diễn viên bây giờ. Để hóa thân thành ni cô, bà đã xin vào chùa tu tập một tuần để học các nhà sư cách sinh hoạt, đi đứng, nói năng, tụng kinh, gõ mõ... Tập thể hiện cảnh bị tra tấn bằng điện, rồi tập chèo ghe, học cách giao tiếp như người Nam bộ. Bà cũng phải hi sinh bộ tóc dài ngang lưng thành đầu tém để ra khí chất của chiến sĩ biệt động mạnh mẽ, mưu trí.

Đáng lý ra đi đóng phim là được thêm tiền, nhưng đằng này bà lại mất tiền.

Đó là năm 1985 nhà nước đổi tiền, khi đó bà đang ở Sài Gòn mà ruột gan như lửa đốt. "Cả cửa nhà dành dụm được mấy trăm đồng, ngày ấy mua được vé tàu xe đâu có dễ dàng gì. Tôi đánh điện về cho mẹ chồng chỉ chỗ cất tiền để mang đổi nhưng hiềm nỗi bà không tìm được. Bao nhiêu năm ăn dè hà tiện thế là thành mất trắng".

Nói về vai diễn để đời trong Biệt động Sài Gòn, nghệ sĩ Thanh Loan nói rằng khán giả cứ hay nhắc đến vai đó chứ thực ra trong cuộc đời nghệ thuật, tôi có nhiều vai diễn ấn tượng hơn vai ni cô Huyền Trang. Với tôi, vai đó chỉ đẹp và lạ thôi. Có lẽ đó là phim màu, lại được chiếu rạp; phim có màu sắc tình báo, đấu trí gay cấn, gắn với tình cảm lâm ly nên dễ hấp dẫn khán giả hơn.

Nhưng nói về chất nghề, chiều sâu nhân vật thì tôi không thích bằng vai cô Riêng trong "Người về đồng cói", tác giả Lê Lựu, đạo diễn cố NSND Bạch Diệp; kỹ sư Khuê trong "Bản đề án bị bỏ quên" của đạo diễn Nông Ích Đạt; vai Lê trong "Bài ca ra trận" của cố NSND Trần Đắc làm về Anh hùng Lê Mã Lương. Phim đó còn có Như Quỳnh, Dũng Nhi từ sân khấu sang, lần đầu bén duyên điện ảnh, còn tôi là phim thứ 2. Đây là phim nhựa đen trắng, làm từ năm 1971 nên ít được biết rộng rãi như Biệt động Sài Gòn nhưng là phim mà tôi rất thích.

Lẽ ra, nghệ sĩ Thanh Loan còn đóng góp ở hai phim nổi tiếng nữa là "Chị Nhung" (đồng đạo diễn là Nguyễn Đức Hinh và Đặng Nhật Minh) năm 1970 và "Không nơi ẩn nấp" của cố đạo diễn Phạm Kỳ Nam năm 1971. "Hồi đó tôi đang ở Đoàn kịch Tổng cục chính trị, đoàn giữ người quá không cho đi, đạo diễn đành phải tìm diễn viên khác. Tiếc nhất là phim Không nơi ẩn nấp, quay phim – cố NSND Nguyễn Đăng Bảy đã quay thử vai The và chọn tôi rồi nhưng rất tiếc vì nhiều lý do mà tôi không thể tham gia. Sau đó, Ái Vân được chọn cho vai chị Nhung, Kim Anh vai The".

Về sân khấu, nghệ sĩ Thanh Loan nói rằng bà ghi dấu ấn với vai bé Mai trong vở kịch "Nổi gió" của Đào Hồng Cẩm’ vai cô Thơm trong "Câu chuyện gia đình tôi" của tác giả Nguyễn Vượng, đạo diễn Thành Ngọc Căn và Vũ Minh; vai bác sĩ Nga trong vở kịch sân khấu nổi tiếng "Đôi mắt".

"Hồi đó dường như cả nước dựng vở "Đôi mắt". NSND Đình Nghi - con cụ Thế Lữ bảo, trong tất cả các đoàn dựng "Đôi mắt" thì bác sĩ Nga của Thanh Loan đoàn kịch Tổng cục chính trị là hay nhất, đáng yêu nhất. Chắc hồi đó mình xinh hay sao ấy! (cười). Sau này tôi đóng vai chính nổi tiếng nữa là vai chị Nhàn trong vở kịch "Chị Nhàn" của tác giả Đào Hồng Cẩm. Ông có những vở kinh điển như: Nổi gió, Chị Nhàn, Đại đội trưởng của tôi là 3 vở mà hầu như các đoàn kịch trong cả nước đều dựng. Sau này, Nổi gió, Chị Nhàn còn được dựng thành tác phẩm điện ảnh cũng rất nổi tiếng", nghệ sĩ Thanh Loan nhớ lại.

Ngày trước, 8 anh chị em chỉ mình bà theo nghệ thuật, bà từng nghĩ, chắc do kiếp trước mình tu nhân tích đức nên kiếp này mới được làm diễn viên. Khi lập gia đình, các con trưởng thành nhưng cả 2 đều không theo nghề của mẹ, bà lại nhủ thầm: "Chắc vẫn do mình tu nhân tích đức".

"Nghề này đòi hỏi phải có thanh sắc, nếu không cả đời chỉ đóng vai quần chúng cầm cờ chạy qua sân khấu thôi. Lứa diễn viên ngày xưa, chung quy lại cũng chỉ được nhớ đến vài cái tên như, khóa 1 có NSND Trà Giang, Ngọc Lan, Minh Đức… Khóa 2 có nhiều hơn là Thanh Quý, Minh Châu, Diệu Thuần… Cùng thời có thêm Như Quỳnh nhưng là của đoàn cải lương Chuông Vàng sang. Tôi ngẫm mà thấy may các con không ai theo nghệ thuật, không lại vất vả như mẹ. Làm nghệ thuật tuổi đời ngắn lắm, già vẫn diễn có được mấy người đâu. Chưa kể gia đình thiệt thòi vô cùng, nhất là lúc con cái còn nhỏ", nữ nghệ sĩ trải lòng.

Hỏi nghệ sĩ Thanh Loan, nhìn lại những năm tháng đã qua có điều gì khiến bà hối tiếc không? Bà nói: Với bản thân thì tôi không có gì phải hối tiếc. Vì với nghề, tôi đã được khán giả nhớ mặt nhớ tên, được làm vai chính của những bộ phim nổi tiếng lúc bấy giờ. Về hưu với 43 tuổi quân, hưởng lương Đại tá, cao hơn rất nhiều bạn nghề rồi nên tiêu pha dư dả, còn hỗ trợ được con cái khi cần. Đến tuổi hưu vẫn hoạt động ở Hội, giữ chức Phó chủ tịch hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, Phó chủ tịch phụ trách Hội Điện ảnh Hà Nội…

Nhưng ở khía cạnh gia đình thì cũng thiệt thòi. Lúc trẻ, vì đất nước còn khó khăn, ai cũng phải lo bươn trải, tôi cứ đi suốt nên con cái phải nhờ ông bà đã đành, chồng tôi lúc đó cũng không ở Việt Nam. Anh nghiên cứu sinh ở nước ngoài, lúc về, gia tài mang theo chỉ sách là sách. Cũng may tôi được nhờ bố mẹ chồng, thông cảm cho nghề nghiệp của diễn viên nay đây mai đó, lại làm trong ngành giáo dục nên rất hiểu chuyện và chăm lo cho các cháu được chu toàn.

NSƯT Thanh Loan chia sẻ về cuộc sống hiện tại

Giờ đây, các con đều đã trưởng thành, có gia đình riêng, cháu ngoại học ở Úc nên thỉnh thoảng, bà lại cùng con cái sang thăm kết hợp du lịch. Bà khoe Tết vừa rồi ở New Zealand 2 tháng, sắp tới lại sang để dự lễ tốt nghiệp của cháu ngoại.

Có cuộc sống may mắn hơn dàn nghệ sĩ trong Biệt động Sài Gòn nhưng trong câu chuyện với chúng tôi, nghệ sĩ Thanh Loan chia sẻ rằng nếu được chọn lại thì tôi sẽ không làm nghề này nữa, dù mình cũng được gọi là được tổ nghề ưu ái, có chút thành công, được khán giả biết mặt biết tên. Nhưng nhìn rộng ra, tôi thấy nghề này ngắn lắm, cũng bạc nữa. Tôi may mắn vì chuyển sang làm đạo diễn nên vẫn duy trì được nghề lâu dài. Đến tuổi hưu thì tham gia công tác hội để được giao lưu với bạn bè, có thêm niềm vui tuổi già. Có thế mới không trì trệ, sống vui sống khỏe không làm phiền con cháu.

Nghệ sĩ Thanh Loan và ca sĩ Linh Nguyễn trong một lần hợp tác cùng nhau

Nhưng làm nghề 43 năm, mang lon đại tá mà về già không có tài sản gì đáng giá. Lúc về hưu, hai vợ chồng ngỡ ngàng nhìn nhau vì chồng là PGS.TSKH, vợ là nghệ sĩ nổi tiếng mà chả có cái sổ tiết kiệm nào ra tấm ra món. Ngẫm thấy thời của mình trong sáng quá, đến nỗi được phân nhà còn trả lại, nghĩ cũng tiếc thật. Nếu cứ nhận thì cũng chả sao. Tích cóp mãi xây được cái nhà ở Kim Mã Thượng (P.Liễu Giai, Q.Ba Đình) đi lại thì tiện nhưng có tuổi rồi leo trèo với dọn dẹp cũng mệt lắm. Vì thế, chúng tôi bàn nhau bán đi để mua căn hộ chung cư ở Ciputra, vừa đỡ khoản leo trèo, vừa để hai ông bà có khoản tiết kiệm gửi ngân hàng có thêm đồng ra đồng vào, không phụ thuộc vào con cái.

Dù kinh tế không dư dả, giàu có nhưng ngẫm ra, ở tuổi ngoài 70 nghệ sĩ Thanh Loan thấy mình vẫn còn hơn nhiều đồng nghiệp. Rộng ra nữa là nghệ sĩ miền Bắc còn đỡ hơn nghệ sĩ miền Nam" vì phần lớn đều là biên chế nhà nước nên về già còn có đồng lương. Nhà cửa được phân chia, họ cũng biết tích cóp, dành dụm phòng khi cơ nhỡ, còn miền Nam, do tính cách, vùng miền nên kiếm được 10 thì tiêu hết cả 10. Nếu không có chỗ dựa từ gia đình thì đến 70% là sống nghèo. Về già còn khổ nữa vì không có lương, sức khỏe suy giảm, nhiều nghệ sĩ phải tìm đến viện dưỡng lão là vì thế.

Nói về tình cảnh của nghệ sĩ Thương Tín hiện nay - bạn diễn trong Biệt động Sài Gòn, bà chia sẻ: "Tội của Thương Tín là đẹp trai quá nên nhiều cô mê, chủ động bao bọc cho cậu ấy nên cứ thế hưởng thụ, chẳng lo tích cóp, cũng chả nghĩ đến chuyện vun vén để có gia đình ổn định. Có tiền cũng không nghĩ mua nhà cửa hay giữ gìn cho về già như dân Bắc mình đâu. Làm nghệ thuật lại hay sống theo cảm xúc, không lý trí được như ngành khác, thành ra càng thêm lận đận. Đó là cái khổ của đời nghệ sĩ, được trời phú cho chút tài sắc nhưng đổi lại là sự thiệt thòi về cuộc sống riêng.

Dàn nghệ sĩ tuỵệt sắc giai nhân của  phim Biệt động Sài Gòn

Không chỉ Thương Tín, các vai diễn chính trong phim Biệt động Sài Gòn phần lớn đều lận đận. Như nghệ sĩ Hà Xuyên, kết hôn từ năm 20 tuổi nhưng sau đó tình cảm rạn nứt, bà quyết định ly hôn. Một mình gồng gánh nuôi 2 đứa con khôn lớn trưởng thành. Cũng may về già, nghệ sĩ Hà Xuyên được tận hưởng những ngày an nhàn, con cái thành đạt. Có cuộc sống đầy đủ, thoải mái về vật chất lẫn tinh thần, thỉnh thoảng bà làm thiện nguyện và đi du lịch cùng bạn bè.

Còn nghệ sĩ Thúy An cũng là cảnh hồng nhan bạc phận. Sau cú sốc ra đi của chồng là NSND Hồng Sến, bà suy sụp đến mức bỏ nghề và sang Lào làm ăn. Tại đây, nghệ sĩ Thúy An gặp và nên duyên với Việt kiều đang sinh sống ở Đức. Sau đó, bà và con gái sang trời Âu định cư. Mãi sau này, khi ổn định cuộc sống Thúy An về nước, bà mới tiết lộ, bà đang có cuộc sống bình yên bên chồng con. Con gái bà kinh doanh nhà hàng và cũng đã có gia đình riêng. Mỗi năm, bà đều về Việt Nam một lần nhưng chỉ để gặp gỡ người thân chứ không liên lạc với các đồng nghiệp.

Nghệ sĩ Quang Thái – vai tình báo Tư Chung cũng hai đời vợ, tuổi già tưởng nhàn hạ bên con cháu thì lại tai biến không còn nhận biết được gì. Ông qua đời năm 2019 ở tuổi 83. Đạo diễn Long Vân có cuộc sống gia đình sung túc hơn nhưng hiện tại cũng đang phải đối diện với bệnh tật tuổi già.

"Nhìn xung quanh rồi tự ngẫm mình, dù kinh tế không mấy dư dả nhưng may mắn là đến giờ phút này mình vẫn được đi đây đi đó, sinh hoạt nghề nghiệp với anh chị em nghệ sĩ; không trở thành gánh nặng cho con cháu. Cuộc sống thì biết thế nào là đủ, mình cứ biết bằng lòng, sống vui vẻ là hạnh phúc rồi", nữ biệt động thành thủa nào nói.

NSƯT Thanh Loan nói về tin đồn ly hôn

Bạn ấp ủ giấc mơ du học nhưng phân vân chưa biết nên theo học ở nước nào tốt nhất: dễ đậu visa, có nền giáo dục hiện đại, giá trị học bổng cao, dễ...