Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức Lễ công bố “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023.”
QUỸ ĐẠO TĂNG TRƯỞNG ĐI ĐÚNG HƯỚNG
Theo UOB, tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý 3 năm 2024, tăng mạnh 7,4% so với cùng kỳ năm trước, vượt dự báo trung bình của thị trường là 6,1% và mức dự báo trước đó của UOB trước đó là 5,7%.
“Đây là tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý 3 năm 2022, khi các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của đại dịch. Kết quả mới nhất này đã góp phần tạo nên mức tăng tích lũy trong 9 tháng đầu năm 2024 là 6,82% so với cùng kỳ năm trước”, chuyên gia UOB nhận định.
Các nhà phân tích tại UOB cho biết mặc dù các lĩnh vực chính đều bị ảnh hưởng bởi cơn bão, song sản lượng nông, lâm nghiệp và thủy sản trong quý 3 năm 2024 vẫn tăng 2,6% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng chú ý, sản lượng sản xuất tiếp tục tăng tốc 11,4% so với cùng kỳ năm trước từ mức tăng 10,4% trong quý 2 năm 2024. Khu vực dịch vụ tăng 7,5% so với cùng kỳ năm trước sau mức tăng 7,1% trong quý 2 năm 2024.
Trong quý 3 năm 2024, khu vực dịch vụ là động lực chính đóng góp vào tăng trưởng GDP với 3,24 điểm phần trăm, tiếp theo là công nghiệp và xây dựng với 3,37 điểm phần trăm, hai lĩnh vực này chiếm 89% trong mức tăng chung là 7,45.
Đồng thời các dữ liệu được công bố mới nhất cũng cho thấy quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng. Tính đến tháng 10, xuất khẩu của Việt Nam tăng 14,9% so với cùng kỳ năm trước, duy trì đà tăng trưởng hai chữ số cho đến nay.
Trong cả năm 2024, UOB dự báo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tăng 18%, đây sẽ là năm mạnh nhất kể từ năm 2021.
Cùng với đó, nhập khẩu tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước trong giai đoạn từ đầu năm đến tháng 10, dẫn đến thặng dư thương mại là 22,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm, là mức thặng dư thương mại lớn thứ hai được ghi nhận sau mức 28 tỷ USD vào năm 2023. Đà tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tiếp tục mở rộng, với dòng vốn FDI đã đăng ký là 27,3 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, cao hơn 2% so với cùng kỳ năm 2023.
Trong nước, đà tăng trưởng doanh số bán lẻ trong năm 2024 phần lớn vẫn ổn định cho đến nay, với mức tăng 7,1% vào tháng 10 và mức tăng trung bình từ đầu năm đến nay ở mức 8,5% so với cùng kỳ năm trước. Điều này một phần được hỗ trợ bởi mức tăng 41% về lượng khách du lịch, lên tới 14,1 triệu lượt khách tính từ đầu năm cho đến tháng 10.
“Sự gia tăng từ các nguồn khách du lịch hàng đầu bao gồm: Hàn Quốc, Trung Quốc, khu vực Đài Loan, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Tuy nhiên, so với sự bùng nổ trước giai đoạn dịch Covid-19 vào năm 2019, dữ liệu về lượng khách du lịch đến vẫn tiếp tục giảm sút và có thể cần thêm một đến hai năm nữa để trở lại mức trước đại dịch”, chuyên gia UOB nhận định.
Xét đến các yếu tố trên, UOB duy trì dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2024 của Việt Nam ở mức 6,4%, với dự báo kết quả tăng trưởng quý 4 năm 2024 đạt mức 5,2% so với cùng kỳ năm trước.
TĂNG TRƯỞNG GDP NĂM 2025 Ở MỨC 6,6%
Đối với năm 2025, UOB dự đoán tốc độ tăng trưởng là 6,6%. Theo UOB, Quốc hội Việt Nam đã đưa ra mục tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,5 - 7,0% cho năm 2024 và 6,5 - 7,0% cho năm 2025, trong khi "nỗ lực" để đạt mức 7,0 - 7,5%.
“Tuy nhiên, với việc Mỹ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ Tổng thống mới, khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện”, chuyên gia UOB đưa ra khuyến nghị.
Một rủi ro chính cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng đối với Việt Nam, vì thâm hụt thương mại hàng năm của Mỹ với Việt Nam đã tăng hơn 2,5 lần từ 39,5 tỷ USD năm 2018 lên gần 105 tỷ USD năm 2023.
Cũng theo các chuyên gia của UOB, với tình hình kinh tế vẫn tăng trưởng mạnh mẽ trong năm nay và kéo dài sang năm 2025, Ngân hàng Nhà nước sẽ không chịu nhiều sức ép phải vội vàng nới lỏng chính sách.
Hiện ,chỉ số lạm phát vẫn ở dưới mục tiêu 4,5% kể từ tháng 6/2023, do đó giảm bớt phần lớn áp lực cho nhà điều hành.
“Dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời Tổng thống Donald Trump và sức mạnh của đồng USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VNĐ. Chúng tôi kỳ vọng lãi suất tái cấp vốn chính sẽ duy trì ở mức 4,5%”, chuyên gia UOB dự báo.
Bên cạnh đó, mặc dù có nền tảng vững chắc, VNĐ vẫn bị kìm kẹp bởi các yếu tố bên ngoài như đồng USD hồi phục khi thị trường định giá lại với kịch bản Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong nhiệm kỳ Trump 2.0.
Nền kinh tế Mỹ tăng trưởng mạnh hơn kỳ vọng trong quý 2 năm nay, nhờ tiêu dùng mạnh, chi tiêu chính phủ và hoạt động tăng lượng hàng tồn trữ của của doanh nghiệp - báo cáo ngày 25/7 của Bộ Thương mại nước này cho thấy.
Theo báo cáo trên, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nền kinh tế lớn nhất thế giới đạt mức tăng trưởng hàng năm 2,8% trong quý 2, sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ và lạm phát. Trước đó, trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, các nhà kinh tế học dự báo mức tăng 2,1%. Trong quý 1, kinh tế Mỹ tăng 1,4%.
Tiêu dùng là động lực tăng trưởng chính của kinh tế Mỹ trong quý 2, bên cạnh đóng góp không nhỏ từ đầu tư hàng tồn kho và đầu tư tài sản cố định của doanh nghiệp. Tiêu dùng trong nền kinh tế Mỹ tăng 2,3% trong quý 2, sau khi tăng 1,5% trong quý 1, với cả hai lĩnh vực hàng hóa và dịch vụ đều ghi nhận mức tăng vững
Đối với mỗi báo cáo GDP, Bộ Thương mại Mỹ sẽ có 3 lần công bố, những lần sau có thể có sự điều chỉnh số liệu so với lần đầu tiên. Đây là báo cáo GDP quý 2/2024 công bố lần thứ nhất.
Hoạt động tăng hàng tồn trữ đóng góp 0,82 điểm phần trăm vào tăng trưởng GDP quý 2. Chi tiêu chính phủ cũng đóng góp đáng kể vào tăng trưởng chung, nhờ mức tăng 3,9% của chi tiêu liên bang, trong đó có chi tiêu quốc phòng tăng 5,2%.
Trái lại, nhập khẩu tăng 6,9%, gây hiệu ứng suy giảm tăng trưởng GDP. Đây là quý mà kim ngạch nhập khẩu của Mỹ tăng mạnh nhất kể từ quý 1/2022. Xuất khẩu chỉ tăng 2%.
“Các thành phần đóng góp trong tăng trưởng GDP quý 2 năm nay cho thấy một trong những trạng thái tốt nhất mà chúng tôi quan sát được trong một khoảng thời gian đáng kể. Báo cáo này củng cố nhận định rằng nền kinh tế Mỹ đang trải qua một thời kỳ tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất. Trong trung hạn, sự tăng trưởng đó sẽ giúp cải thiện mức sống thông qua kéo lạm phát giảm xuống, tỷ lệ thất nghiệp thấp và tiền lực thực tăng lên”, nhà kinh tế trưởng Joseph Brusuelas của công ty RSM nhận định.
Fed được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần tới và sẽ bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Đây sẽ là đợt giảm lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương này trong 4 năm.
Báo cáo ngày 25/7 của Bộ Thương mại Mỹ cũng mang tới tin tốt về lạm phát. Theo báo cáo, chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) - một thước đo lạm phát quan trọng của Mỹ và được Cục Dự trữ Liên bang (Fed) ưa chuộng - tăng 2,6% trong quý 2 so với cùng kỳ năm ngoái, giảm tốc từ mức tăng 3,4% ghi nhận trong quý 1. PCE lõi, thước đo không bao gồm giá thực phẩm và năng lượng, tăng 2,9%, so với mức tăng 3,7% trong quý 1.
Báo cáo PCE tháng 6 sẽ được Bộ Thương mại Mỹ công bố vào ngày 26/7.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen nhận định báo cáo GDP “khẳng định xu hướng tăng trưởng vững và giảm lạm phát trong nền kinh tế Mỹ”.
Một chỉ số quan trọng khác là doanh số bán hàng cuối cùng cho người mua tư nhân trong nước - được Fed xem là một chỉ số chuẩn xác về nhu cầu thực trong nền kinh tế - tăng 2,6% so với cùng kỳ năm ngoái, bằng với mức tăng của quý 1. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ tiết kiệm cá nhân tiếp tục giảm, chỉ đạt 3,5% trong quý 2, so với mức 3,8% của quý 1.
Trên thực tế, bức tranh tiêu dùng của Mỹ gần đây đã xuất hiện một số vết rạn. Báo cáo hôm thứ Ba tuần này của Fed chi nhánh Philadelphia cho thấy số vụ vỡ nợ thẻ tín dụng tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2012. Dư nợ thẻ tín dụng cũng lập kỷ lục mới dù các ngân hàng siết chặt tiêu chuẩn tín dụng và giảm cấp thẻ mới.
Tuy nhiên, việc doanh thu bán lẻ tiếp tục tăng cho thấy người tiêu dùng Mỹ đang chống chọi tốt với trở ngại từ lãi suất cao và ảnh hưởng tích tụ của mấy năm lạm phát cao.
Fed được cho là sẽ giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần tới và sẽ bắt đầu hạ lãi suất trong cuộc họp tháng 9. Đây sẽ là đợt giảm lãi suất đầu tiên của ngân hàng trung ương này trong 4 năm. Giới chức Fed không muốn đưa ra một thời điểm cụ thể cho việc hạ lãi suất, trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều tín hiệu trái chiều. Họ nói muốn có thêm số liệu để chắc chắn lạm phát đang giảm bền vững về mục tiêu 2%.
Báo cáo hàng tuần vào ngày thứ Năm của Bộ Lao động Mỹ cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 20/7 là 235.000, giảm 10.000 so với tuần trước đó và phù hợp với dự báo. Số người tiếp tục xin trợ cấp thất nghiệp giảm nhẹ còn 1,85 triệu. Lượng người thất nghiệp giảm là một dấu hiệu cho thấy thị trường lao động vẫn vững vàng.
Trong khi đó, một báo cáo khác cho thấy lượng đơn đặt mua hàng hóa lâu bền - như máy bay, trang thiết bị, máy tính - bất ngờ giảm 6,6% trong tháng 6 thay vì tăng 0,3% như dự báo. Nếu không bao gồm nhóm giao thông, lượng đơn đặt mua hàng hóa lâu bền tăng 0,5%.