Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và tâm lý ham lợi nhuận cao của khách hàng, nhiều công ty đã đưa ra các gói sản phẩm đầu tư với mức lãi suất cao vượt trội so với thị trường. Điều đáng nói, những chiêu trò này liên tục được các chuyên gia, cơ quan công an cảnh báo nhưng nhiều người vẫn mất trắng số tiền lớn vì nhẹ dạ cả tin.
Top 5 cổ phiếu tốt nhất để đầu tư ngay bây giờ!
Nhóm phân tích của Chứng khoán DSC vừa xác định được Top 5 cổ phiếu mà chúng tôi tin là tốt nhất để các nhà đầu tư mua ngay bây giờ. 5 cổ phiếu này có thể tạo ra lợi nhuận vượt trội trong năm nay:
TPO - Một đêm náo loạn chính trị tại Hàn Quốc đang gây đảo lộn tình hình ở quốc gia đồng minh quan trọng của Mỹ, gây chấn động khắp Đông Á vào thời điểm đầy bất ổn trên toàn cầu.
Biểu tình ở Seoul trong sáng sớm 4/12. (Ảnh: Reuters)
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol ban bố thiết quân luật trong đêm 3/12, nhưng chỉ vài giờ sau đã bị các nghị sĩ đối lập bỏ phiếu bãi bỏ vì cho rằng hành động này vi phạm dân chủ.
Động thái mà ông Yoon cho là cần thiết để "cứu đất nước khỏi các thế lực chống đối nhà nước" đang cố gắng phá hủy "trật tự hiến pháp của nền dân chủ tự do" đã vấp phải hàng loạt cuộc biểu tình ở Seoul và các đảng đối lập hợp sức để đòi tổng thống từ chức.
Diễn biến đột ngột này dường như khiến Washington bị động. Đây là một thực tế đáng lo ngại đối với quân đội Mỹ, khi họ vẫn có gần 30.000 quân đồn trú tại căn cứ hải ngoại lớn nhất ở Hàn Quốc, đóng vai trò là lực lượng kiểm soát Triều Tiên và đối trọng với Trung Quốc ngày càng mạnh lên ở khu vực quan trọng chiến lược.
Tình hình hỗn loạn này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vào thời điểm các đường đứt gãy địa - chính trị ngày càng sâu sắc ở châu Á, nơi cả Triều Tiên và Trung Quốc đều đang củng cố quan hệ liên minh với Nga.
Các nhà lãnh đạo ở Bình Nhưỡng, Bắc Kinh và Mátxcơva có thể đang theo dõi tình hình ở Seoul với bài toán về cách gây suy yếu thành trì quan trọng để Mỹ duy trì sức mạnh ở khu vực. Mọi sự chú ý cũng đổ dồn vào Triều Tiên, quốc gia bị cho là có thể tranh thủ tình hình chính trị hỗn loạn này.
Liên minh Mỹ - Hàn Quốc từ lâu đã được cả Washington và Seoul coi là nền tảng của hòa bình khu vực, nơi Triều Tiên liên tục thử nghiệm các loại vũ khí mới.
"Bất kỳ sự bất ổn nào ở Hàn Quốc đều gây ra những hệ lụy lớn đối với chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của chúng tôi. Hàn Quốc càng bất ổn thì chúng tôi càng khó thực hiện các mục tiêu chính sách của mình", Đại tá Mỹ đã nghỉ hưu Cedric Leighton nói với CNN.
Trong nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Mỹ Joe Biden nỗ lực củng cố quan hệ đối tác với Hàn Quốc. Ông Biden đã gặp ông Yoon nhiều lần, gọi nhà lãnh đạo Hàn Quốc là "người bạn tuyệt vời" và đã chuyển "Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ" đến tổ chức tại Hàn Quốc đầu năm nay.
Trong những nỗ lực của Tổng thống Biden, một hội nghị thượng đỉnh ba bên đã diễn ra tại Trại David trong năm 2023, nơi Tổng thống Mỹ gặp gỡ Tổng thống Yoon và Thủ tướng Nhật Fumio Kishida khi đó.
Một phát ngôn viên của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ cho biết Washington cảm thấy "nhẹ nhõm" sau khi Tổng thống Yoon đảo ngược "tuyên bố đáng lo ngại", đồng thời khẳng định "dân chủ là nền tảng" của liên minh Mỹ - Hàn.
Dù Mỹ khẳng định liên minh vẫn "vững như bàn thạch", nhưng động thái bất ngờ của Tổng thống Yoon có thể gây hoài nghi và làm suy yếu quan hệ đối tác đang phát triển mạnh mẽ giữa Nhật Bản và Hàn Quốc, các nhà quan sát nhận định.
Diễn biến lần này cũng làm tăng thêm tính bất định vào thời điểm Tổng thống đắc cử Donald Trump sắp trở lại Nhà Trắng. Ông Trump từng bày tỏ hoài nghi về trách nhiệm tài chính giữa Mỹ và Hàn Quốc trong vấn đề duy trì lực lượng Mỹ ở Hàn Quốc.
“Hành động của ông Yoon rất có thể làm dấy lên câu hỏi ở Mỹ và Nhật Bản về độ tin cậy và tính dễ đoán của Hàn Quốc với tư cách đồng minh và đối tác. Đây là vấn đề nghiêm trọng vì hiện đã có yếu tố hạt nhân mạnh hơn bao giờ hết trong liên minh”, Rachel Minyoung Lee, thành viên cấp cao thuộc Trung tâm Stimson Center ở Washington, nhận xét.
Theo các nhà quan sát, bất ổn chính trị cũng tạo ra cơ hội tiềm tàng để Triều Tiên có thể tranh thủ. Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un thường chọn những thời điểm chính trị thuận lợi để thực hiện các cuộc thử vũ khí lớn, như bắn 1 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới vào thời điểm chỉ vài ngày trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay.
"Chúng ta biết rằng Triều Tiên thích chế giễu hệ thống dân chủ của Hàn Quốc bất cứ khi nào có biến động ở Seoul", Edward Howell, giảng viên chính trị tại Đại học Oxford ở Vương quốc Anh, nhận xét.
"Chúng ta không nên ngạc nhiên nếu Bình Nhưỡng tranh thủ cuộc khủng hoảng ở Hàn Quốc để làm gì có lợi cho họ, dù bằng lời lẽ hay cách khác", ông nhận định.
Nhà nghiên cứu này cho rằng Trung Quốc và Nga có thể cũng đang theo dõi chặt chẽ tình hình, vì cả hai đều phản đối hiện diện quân sự của Mỹ ở châu Á.
Theo các nhà nghiên cứu, những điều này làm gia tăng rủi ro quốc tế vào thời điểm chính trị hiện tại, bất kể kết quả đối với Tổng thống Yoon là gì.
Môi giới tiền tệ (tiếng Anh: Monetary brokerage) là việc kết nối giữa đối tượng thừa vốn và đối tượng cần vốn để họ tìm đến với nhau. Việc môi giới tiền tệ phải tuân thủ các nguyên tắc theo qui định của pháp luật.
Hình minh họa (Nguồn: VnEconomy)
Tác động của chính sách tiền tệ nên nền kinh tế
Chính sách tiền tệ (CSTT) cũng có ảnh hưởng nhất định đối với chính sách tài khóa. CSTT với mục tiêu là ổn định giá cả, giá trị đồng tiền và hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế thông qua kiểm soát lãi suất và cung tiền. CSTT thắt chặt sẽ làm giảm nhu cầu đầu tư, thu hẹp sản xuất dẫn đến việc giảm thu ngân sách của Chính phủ, tăng giảm lãi suất sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến giá trái phiếu chính phủ điều đó cũng ảnh hưởng đến cân đối ngân sách.
Từ những phân tích trên có thể thấy rằng, CSTT và CSTK phụ thuộc lẫn nhau, khi có sẽ những thay đổi sẽ trực tiếp ảnh hưởng trực tiếp lẫn nhau. Trên thực tế, hai chính sách do hai cơ quan khác nhau điều hành, việc kết hợp hai chính sách này hiệu quả sẽ góp phần hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế do vậy cần có sự phối hợp trong công tác điều hành CSTT và CSTK giữa Ngân hàng nhà nước và Bộ tài chính.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, để đảm bảo sự tương tác hiệu quả giữa CSTK và CSTT nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của nền kinh tế thì các nguyên tắc cơ bản về sự phối hợp giữa hai chính sách này trong quá trình thực thi cần được đảm bảo tuân thủ ba nguyên tắc cơ bản: (i) Cần có sự nhất quán về mục tiêu chính sách nhằm đạt được mục tiêu kinh tế vĩ mô là lạm phát ổn định, tăng trưởng bền vững và tạo công ăn việc làm cao; (ii) Trong quá trình thực thi, cần tạo sự đồng bộ, bổ sung cho nhau; (iii) Hỗ trợ và chia sẻ thông tin, thực hiện hiệu quả các quyết định chính sách nhằm đạt được mục tiêu đề ra, đảm bảo tính bền vững của các chính sách.
Môi giới tiền tệ (Monetary brokerage)
Môi giới tiền tệ - danh từ, trong tiếng Anh được dùng bởi cụm từ Monetary brokerage.
Theo Luật các tổ chức tín dụng hiện hành: "Môi giới tiền tệ là việc làm trung gian có thu phí môi giới để thu xếp thực hiện các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác giữa các tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính khác."
Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được cung ứng dịch vụ môi giới tiền tệ đối với các hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo qui định tại Luật các tổ chức tín dụng và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.
Phương thức thực hiện môi giới tiền tệ
Bên môi giới có thể thực hiện hoạt động môi giới tiền tệ thông qua giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp qua mạng máy vi tính hoặc điện thoại với khách hàng, hoặc các phương thức khác do các bên thỏa thuận phù hợp với Điều kiện của các bên, tuân thủ qui định của pháp luật.
1. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải ban hành qui định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ phù hợp với qui định, trong đó phải bao gồm tối thiểu các nội dung sau: qui trình, thủ tục thực hiện môi giới tiền tệ; phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của những người liên quan đến hoạt động môi giới tiền tệ; quản lí rủi ro đối với hoạt động môi giới tiền tệ.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế qui định nội bộ về hoạt động môi giới tiền tệ, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải gửi trực tiếp hoặc bằng đường bưu điện cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) qui định nội bộ được ban hành, sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.
2. Việc thực hiện môi giới tiền tệ phải tuân thủ qui định pháp luật.
3. Có ít nhất một bên khách hàng được môi giới tiền tệ là tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng.
4. Đảm bảo trung thực, khách quan, vì lợi ích hợp pháp của khách hàng:
a) Thông tin về giao dịch được môi giới tiền tệ và thông tin khác được khách hàng cho phép cung cấp phải được phản ánh đầy đủ, chính xác;
b) Không được cung cấp thông tin sai lệch hoặc can thiệp dưới mọi hình thức nhằm làm sai lệch thông tin dẫn đến khách hàng đánh giá không chính xác về giao dịch được môi giới tiền tệ hoặc ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng;
5. Không cung cấp thông tin liên quan đến khách hàng và giao dịch được môi giới tiền tệ cho bên thứ ba, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo qui định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.
6. Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được đồng thời vừa là bên môi giới, vừa là một bên thực hiện giao dịch được môi giới tiền tệ với khách hàng. (Theo Thông tư 17/2016/TT-NHNN qui định về hoạt động môi giới tiền tệ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài)