Thương mại trong tiếng Anh có nghĩa là Trade, vừa có ý nghĩa là kinh doanh, vừa có ý nghĩa là trao đổi hàng hóa dịch vụ. Ngoài ra, trong tiếng Anh, người ta còn dùng một thuật ngữ khác là Business hoặc Commerce để chỉ thương mại với nghĩa là buôn bán hàng hóa, kinh doanh hàng hóa hay là mậu dịch.
Mẫu hợp đồng thương mại mới nhất
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Căn cứ Luật Thương Mại năm 2005;
- Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên
Hôm nay, ngày …… tháng ……. năm 20… Tại …………………Chúng tôi gồm có:
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:…………………………..……
Trụ sở:………………………………………………………………
Tài khoản số:………………………………..…………………
Điện thoại: …………………Fax:………………………..……
Đại diện: Ông (Bà):………………………………………..…
BÊN B: CÔNG TY…………..............................…….
Giấy phép Đăng ký Kinh doanh:……………………….…
Trụ sở: ……………………………….................…………
Tài khoản số: ………………………………………………
Điện thoại: ……………Fax:………………………….……
Đại diện: Ông (Bà):…………………………….…………
Sau khi thỏa thuận, hai bên nhất trí và cùng nhau ký kết hợp đồng đại lý thương mại với các điều khoản sau đây:
Bên B nhận làm đại lý cho Bên A các sản phẩm…………do Bên A sản xuất và kinh doanh.
Bên B trang bị cơ sở vật chất, kho bãi, địa điểm kinh doanh và chịu trách nhiệm về tất cả hàng hóa đã giao về việc trưng bày,vận chuyển, tồn trữ.
Bên B đảm bảo việc tồn trữ, giữ hàng hóa như ban đầu như bên A đã cung cấp cho đến khi giao cho khách hàng tiêu thụ.
Bên A không chấp nhận hoàn trả hàng hóa vì bất kỳ ký do gì, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
Đại lý độc quyền/Đại lý bao tiêu/Tổng đại lý
(lựa chọn một trong các hình thức đại lý)
Điều 3: Phương thức giao nhận hàng
3. Số lượng hàng hóa một lần giao nhận
1. Giá sản phẩm do bên A cung cấp cho bên B là….
Giá cung cấp có thể thay đổi do…..
2. Tỷ lệ hoa hồng được tính theo….
1. Bên B thanh toán cho Bên A ….. trong thời gian……
4. Số tiền chậm trả ngoài thời gian đã quy định, phải chịu lãi theo mức lãi suất cho vay của ngân hàng trong cùng thời điểm. Nếu việc chậm trả kéo dài hơn 3 tháng thì bên B phải chịu thêm lãi suất quá hạn của ngân hàng cho số tiền chậm trả và thời gian vượt quá 3 tháng.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bên A có thể yêu cầu Bên B thế chấp tài sản mà Bên B có quyền sở hữu để bảo đảm cho việc thanh toán.
Bên A bảo hành riêng biệt cho từng sản phẩm cung cấp cho Bên B trong trường hợp bên B tiến hành việc tồn trữ, vận chuyển, hướng dẫn sử dụng và giám sát, nghiệm thu đúng với nội dung đã huấn luyện và phổ biến của Bên A.
1. Bên A cung cấp cho Bên B các tư liệu thông tin khuếch trương thương mại.
2. Bên A hướng dẫn cho nhân viên của Bên B những kỹ thuật cơ bản để có thể thực hiện việc bảo quản đúng cách.
3. Mọi hoạt động quảng cáo do Bên B tự thực hiện, nếu có sử dụng đến logo hay nhãn hiệu hàng hóa của Bên A phải được sự đồng ý của Bên A.
- Bên A có thể triển khai ký thêm hợp đồng đại lý với bên khác…
- Bên A thể ký kết hợp đồng cung cấp sản phẩm trực tiếp cho các bên có nhu cầu khác
Điều 9: Quyền và nghĩa vụ của các bên
- Yêu cầu bên B thực hiện các biện pháp bảo đảm theo quy định của pháp luật…
- Yêu cầu Bên B thanh toán đầy đủ tiền hàng theo thỏa thuận…
- Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm
- Trả thù lao và chi phí cho bên B
- Giao kết với một hoặc nhiều bên giao đại lý
- Yêu cầu Bên A giao hàng đúng thời gian, đúng chất lượng,…
- Yêu cầu Bên A hướng dẫn, cung cấp các thông tin liên quan đến sản phẩm,…
- Hưởng thù lao đại lý, yêu cầu bên A thanh toán thù lao đúng hạn,…
- Bảo quản, lưu trữ sản phẩm đúng quy trình sau khi nhận,…
- Thanh toán đủ tiền lấy hàng cho bên A
- Báo cáo tình hình bán hàng cho Bên A
Hợp đồng này có giá trị kể từ ngày ký đến hết ngày…………………
Nếu cả hai bên mong muốn tiếp tục hợp đồng, gia hạn phải được thỏa thuận trước khi hết hạn hợp đồng trong thời gian …..
3. Đơn phương chấm dứt hợp đồng
Một trong hai bên có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp
Điều 11: Bồi thường vi phạm hợp đồng
Bên B chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho Bên A trong các trường hợp:
- Bên A đang giao hàng nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn hàng và không báo trước
- Bên B đặt đơn hàng đặc biệt, Bên A đã sản xuất nhưng Bên B đơn phương hủy bỏ đơn đặt hàng đó
Mọi sửa đổi trong hợp đồng đều được lập bằng văn bản và được sự nhất trí của cả hai bên.
Trong khi thực hiện nếu có các vấn đề phát sinh thì hai bên cùng nhau thỏa thuận để giải quyết.
Nếu hai bên tự thỏa thuận không thành thì việc tranh chấp được giải quyết tại Tòa án.
Quyết định của Tòa án là cuối cùng, các bên phải thi hành.
Án phí Tòa án sẽ do bên có lỗi theo quyết định của Tòa án chịu trách nhiệm thanh toán.
Hợp đồng này được lập thành 04 bản Tiếng Việt, mỗi bên giữ 02 bản có giá trị như nhau.
BÊN A BÊN B
(Ký tên và đóng dấu) (Ký tên và đóng dấu)
Tranh chấp thương mại được giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 317 Luật Thương mại năm 2005, tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được giải quyết theo một trong các hình thức sau:
Thực hiện bởi một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa thuận chọn làm trung gian hoà giải.
Theo Điều 6 Luật Trọng tài thương mại, nếu các bên đã có thoả thuận trọng tài mà một bên khởi kiện tại Toà án thì Toà án không được thụ lý đơn khơi kiện, trừ trường hợp thoả thuận trọng tài đó vô hiệu hoặc không thể thực hiện được.
Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thương mại là hai năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm phạm.
Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: “Thương mại là gì?” và những vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động thương mại. Nếu vẫn còn vấn đề vướng mắc về hợp đồng thương mại, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 1900.6192 để được tư vấn, hỗ trợ chi tiết.
(HQ Online) Nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu diễn ra nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tranh thủ các cơ hội khi Trung Quốc mở cửa trở lại.
Nhiều mặt hàng xuất khẩu lớn sang Trung Quốc đang chờ đón cơ hội khi thị trường này mở cửa trở lại. Ảnh: ST
Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, mặc dù chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực từ đại dịch Covid-19 nhưng hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam - Trung Quốc vẫn không ngừng phát triển. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2022, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với Trung Quốc đạt 175,6 tỷ USD, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại và thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam.
Theo Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc, nếu tính trong 10 nước ASEAN, Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, đối tác nhập khẩu lớn nhất và đối tác xuất khẩu lớn thứ 2 chỉ sau Malaysia. Nếu xét trên quy mô toàn thế giới, Việt Nam hiện đang giữ vị trí đối tác thương mại lớn thứ 6 của Trung Quốc trong tất cả các quốc gia và vũng lãnh thổ có quan hệ thương mại với Trung Quốc, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5; thị trường nhập khẩu lớn thứ 10 của Trung Quốc.
Thương vụ Việt Nam tại Trung Quốc cho biết, kể từ ngày 08/01/2023, Trung Quốc đã mở cửa trở lại với nhiều chính sách nới lỏng về xuất nhập cảnh và xuất nhập khẩu hàng hóa. Hàng hóa sẽ không phải chịu kiểm tra vi rút Sars-CoV-2 trên bao bì và trên mẫu sản phẩm. Các đối tượng được nhập cảnh sẽ không phải cách ly tập trung và chỉ phải test Covid-19 tại các bệnh viện chỉ định trong vòng 48 tiếng trước khi xuất cảnh. Do đó, hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xúc tiến thương mại nói riêng cơ bản sẽ được nối lại như thời điểm trước dịch Covid-19. Vì thế, các doanh nghiệp trong thời gian tới có thể nghiên cứu các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc, chủ động có kế hoạch cụ thể để các hoạt động xúc tiến thương mại trong năm 2023 diễn ra đạt được hiệu quả cao.
Từ các hoạt động xúc tiến thương mại
Hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại với thị trường Trung Quốc đã sôi động ngay từ 2 tháng đầu năm. Tại cuộc làm việc mới đây của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với Bí thư tỉnh ủy Hải Nam (Trung Quốc) Thẩm Hiểu Minh, lãnh đạo ngành Công Thương cho biết, với tư cách là “Cảng thương mại tự do lớn nhất thế giới”, Hải Nam trong tương lai chắc chắn sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong thương mại song phương Việt Nam - Trung Quốc, góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và giảm bớt tình trạng mất cân đối trong cán cân thương mại hai nước. Bộ trưởng Bộ Công Thương đã kiến nghị nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp hai bên như: Thành lập Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại thành phố Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc; thúc đẩy đẩy nhanh tiến trình mở cửa thị trường Trung Quốc cho các nông sản của Việt Nam (đặc biệt là trái dừa tươi mà tỉnh Hải Nam đang rất có nhu cầu) và hợp tác trong việc lĩnh vực chế biến nông sản; chia sẻ thông tin về các chính sách ưu đãi đầu tư và thương mại của Hải Nam...
Tại Hội nghị xúc tiến thương mại, đầu tư và hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc (Vân Nam) giữa tháng 2, doanh nghiệp Việt Nam và Vân Nam đã có cơ hội trao đổi, kết nối và đẩy mạnh hợp tác nhằm thúc đẩy xuất khẩu các sản phẩm nông sản, thủy sản của Việt Nam sang Trung Quốc bằng hình thức chính ngạch trong bối cảnh Trung Quốc đã chính thức mở cửa cho phép nhiều loại nông, thủy sản có thế mạnh của Việt Nam được xuất khẩu sang thị trường này.
Đặc biệt, hoạt động xúc tiến thương mại được kỳ vọng là Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) lần thứ 20 sẽ tổ chức tháng 9/2023 sau sau 3 năm không tổ chức được theo hình thức tập trung trực tiếp do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại Vũ Bá Phú cho biết, Hội chợ Trung Quốc - ASEAN có vai trò rất quan trọng, là cơ hội cho Việt Nam quảng bá thương hiệu hàng hoá vào thị trường phía Nam Trung Quốc, cũng như xuất khẩu sâu hơn vào lục địa Trung Quốc.
Những số liệu thống kê của cả phía Trung Quốc và Việt Nam đã cho thấy, từ chỗ chỉ đạt vài chục triệu USD trị giá các hợp đồng, thỏa thuận giao dịch trong những năm đầu tiên tham gia CAEXPO, những năm gần đây, tổng giá trị giao dịch thương mại và đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Hội chợ đã lên tới khoảng 50 triệu USD.
Đáng chú ý, CAEXPO 2023 sẽ được chuẩn bị công phu hơn, nâng cấp toàn diện cơ chế đối thoại cấp cao. Các lãnh đạo của Trung Quốc và 10 quốc gia ASEAN sẽ được mời tham dự với tiêu chuẩn cao, sẽ có các bài phát biểu mang tính chiến lược và hướng tới tương lai tại lễ khai mạc để thảo luận về các kế hoạch hợp tác và phát triển trong thập kỷ mới, đồng thời giúp các doanh nghiệp hiểu rõ phương hướng hợp tác mới của Trung Quốc và ASEAN, từ đó nắm bắt cơ hội phát triển mới.