Trẻ nên duy trì ăn các món phù hợp như cơm, phở, cháo yến mạch, canh rau củ, trái cây, súp, sữa, sữa chua trong ngày Tết để cung cấp đủ dinh dưỡng.
Những món ăn ngày tết miền Trung
Bánh tét được xem là món ăn ngày tết phổ biến của người miền Nam và miền Trung. Ở miền Trung và cả miền Nam bánh tét được gói bằng lá chuối và tạo thành từng đòn hình trụ. Bánh có nhiều loại cho bạn lựa chọn như bánh mặn, bánh ngọt, bánh không nhân, bánh thập cẩm. Khi ăn sẽ cảm nhận rõ rệt vị ngon của các loại nguyên liệu bên trong vô cùng hấp dẫn.
Bánh tét nhân thịt là món ăn ngày Tết đặc trưng trong mâm cỗ Tết (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Tất niên là gì? Ý nghĩa và nét đặc trưng khi ăn Tất niên ở 3 miền
Không thể thiếu trong thực đơn món ngon ngày Tết của người miền Trung chính là món tré. Được chế biến từ những nguyên liệu chủ yếu như bì lợn, thịt đầu heo và các loại gia vị truyền thống, món tré hứa hẹn mang đến một hương vị độc đáo và thú vị trong dịp Tết.
Tré trộn miền Trung (Nguồn: Internet)
Đây là món ăn đặc sản được làm từ thịt heo tẩm ướp gia vị, trộn chung với thính gạo rồi gói lại trong lá ổi hoặc lá chùm ruột để trong vài ngày sẽ có vị chua, dai dai, cay cay, ăn rất hấp dẫn. Nem chua miền Trung thường có vị chua dịu nhẹ và được ăn kèm với tỏi để tăng thêm hương vị. Ngày nay, món nem chua có nhiều biến tấu khác nhau nhưng vẫn vị chua ngon độc đáo.
Nem chua đã trở thành 1 món ăn ngon ngày tết của người miền Trung (Nguồn: Internet)
Dưa món là món ăn được kết hợp từ nhiều nguyên liệu như cà rốt, đu đủ, củ kiệu, dưa leo,... để tạo nên một món ngon ngày Tết khiến bạn không thể cưỡng lại nổi. Khi nghe qua tên gọi thì có vẻ đơn giản nhưng để làm được món ăn đầy màu sắc, có vị chua thơm ngon thì tốn không ít thời gian và cần sự tỉ mỉ. Người miền Trung thường ăn bánh tét dẻo mềm cùng với dưa món giòn giòn, chua chua mang lại cảm giác ngon miệng khó quên.
Vào dịp Tết, bánh in trở thành một món ăn phổ biến được mọi gia đình ở miền Trung thưởng thức. Với sự đa dạng về màu sắc và hình thù, bánh in không chỉ là một món ăn truyền thống mà còn là biểu tượng của sự đa dạng và phong phú. Hứa hẹn sẽ là một món ăn thuần túy và được các em nhỏ đặc biệt yêu thích trong dịp Tết.
Bánh in là món ăn ngon ngày Tết ở miền Trung (Nguồn: Internet)
Vào mỗi dịp Tết đến, thịt ngâm mắm là món ăn khá phổ biến ở các tỉnh miền Trung. Nguyên liệu chính để làm món ăn này có thể là thịt heo hoặc thịt bò, sau khi sơ chế xong sẽ được ngâm vào nước mắm đường đã nấu theo tỷ lệ nhất định.
Từng thớ thịt săn chắc được ngâm trong nước mắm để nhiều ngày sẽ tạo nên món ăn cực kỳ hấp dẫn và ngon miệng. Thịt ngâm mắm có vị mặn mặn, ngọt ngọt thường ăn kèm với cơm trắng, xôi nếp, bánh tét hay dưa món chua ngọt và rau sống, rau thơm.
Thịt ngâm mắm (Nguồn: Internet)
Trên bàn tiệc đãi khách trong những ngày Tết đến Xuân về của người miền Trung thường có những khoanh chả bò màu đỏ hồng rất đẹp mắt. Với vị mặn, giòn giòn, dai dai và mùi thơm nồng của tiêu đen khiến món chả này không thể thiếu trong các dịp lễ Tết cổ truyền của người miền Trung.
Chả bò là món ăn ngày tết luôn xuất hiện trong mâm cơm Tết miền Trung (Nguồn: Internet)
Một món ăn bình dị, dân dã không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Trung chính là tôm chua, đặc sản của xứ Huế. Món ăn có hương vị chua thanh, ngọt đậm đà của tôm và cay nồng của các loại gia vị đã tạo nên một ấn tượng khó quên cho những ai đã từng ăn qua. Tôm chua thường được nhiều người dùng làm gỏi, chấm với các món luộc hay cuốn với các loại rau thơm và bánh tráng ăn rất ngon.
Món ngon ngày Tết miền Trung không thể thiếu tôm chua (Nguồn: Internet)
Đây là món ăn được dùng nhiều trong bữa cơm gia đình và là một phần không thể thiếu trong các món ăn ngày Tết. Thịt kho tàu là sự kết hợp giữa thịt heo ba chỉ, trứng và nước dừa rất ngon và hấp dẫn.
Những ngày giáp Tết, bên cạnh công việc dọn dẹp, sắm sửa nhà cửa thì các gia đình miền Nam còn hay chuẩn bị một nồi thịt kho tàu to để ăn những ngày này. Bạn có thể ăn thịt kho tàu cùng với cơm trắng hoặc dưa giá đều được nhé!
Thịt kho tàu là món ăn ngon ngày Tết đặc trưng của miền Nam (Nguồn: Internet)
Xem thêm: Lịch nghỉ Tết Nguyên Đán Giáp Thìn 2024 chính thức nghỉ 7 ngày
Canh măng không chỉ là một món ăn cung cấp nhiều dưỡng chất như chất xơ và vitamin cho cơ thể con người, mà còn là một món ngon ngày Tết truyền thống. Nguyên liệu chính là măng tươi với vị nước dùng được nêm nếm đậm đà, canh măng không chỉ kích thích vị giác mà còn mang lại hương vị đặc trưng.
Điều đặc biệt ở miền Nam khác với miền Trung và miền Bắc chính là củ kiệu không ăn kèm với bánh tét mà thường được ăn cùng tôm khô thành một món riêng. Củ kiệu được ngâm chua ngọt, khi ăn cùng với tôm khô thì rắc một ít đường cát sẽ khiến món ăn có đủ vị mặn, ngọt, giòn, dai, hăng để cánh mày râu nhâm nhi ngày Tết rất thú vị. Tuy củ kiệu tôm khô bình dị nhưng lại là món ngon ngày Tết không thể thiếu trong mâm cỗ của người miền Nam.
Củ kiệu tôm khô là món ăn ngày Tết ở miền Nam (Nguồn: Internet)
Chả giò là một món ăn đặc trưng được ưa chuộng trong ngày Tết của người dân miền Nam. Lớp vỏ bánh được chiên giòn rụm, kết hợp hòa quyện với nhân thịt đậm đà bên trong.
Chả giò - món ăn ngày Tết phổ biến ở miền Nam (Nguồn: Internet)
Canh khổ qua nhồi thịt là một món ăn không chỉ thanh mát, giải nhiệt, rất có lợi cho sức khỏe mà còn mang ý nghĩa đẩy lùi những khó khăn đi qua và đón chờ niềm vui, sự may mắn đến. Do đó, món ăn này là sự lựa chọn tuyệt vời với nhiều gia đình miền Nam trong mỗi dịp Tết Nguyên Đán.
Dưa giá có tính mát, vị chua, giòn ngon nên được nhiều người chọn làm món ăn để giải nhiệt trong những ngày Tết. Món ngon ngày Tết này có thể ăn cùng với cơm, cuốn bánh tráng đều được, tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là ăn kèm thịt kho tàu vì có tác dụng giải ngấy rất hiệu quả. Dưa giá với thành phần chủ yếu gồm giá, hẹ, cà rốt rất tốt cho cơ thể.
Dưa giá muối chua (Nguồn: Internet)
Lạp xưởng là món ăn ngày Tết khá phổ biến ở miền Nam mà bất kỳ ai cũng biết đến. Món ăn này có thể chế biến bằng nhiều cách khác nhau như luộc, chiên hoặc nướng trước khi ăn. Một cách chế biến mà được nhiều người ưa chuộng là chiên bằng nước vừa ngon vừa an toàn cho sức khỏe.
Người Việt thường chuẩn bị những món ăn gì để cúng tổ tiên trong dịp Tết?
Bánh chưng, bánh tét, giò lụa, hoa quả tươi, rượu cúng là những món cơ bản mà người Việt thường chuẩn bị để cúng tổ tiên.
Những món ăn ngày Tết đều mang ý nghĩa riêng, nhưng chung quy chúng vẫn là tượng trưng cho sự ấm no, hạnh phúc và may mắn trong năm mới. Hy vọng, với những thông tin Nguyễn Kim chia sẻ trên, bạn có thể chọn được món ăn phù hợp để bày lên mâm cỗ cúng tổ tiên và tiếp đãi bạn bè.
Bánh chưng và bánh tét là hai món ăn tượng trưng cho sự giao hòa giữa trời và đất, mang đậm dấu ấn của văn hóa nông nghiệp Việt Nam. Bánh chưng hình vuông tượng trưng cho đất, trong khi bánh tét hình trụ tượng trưng cho trời.
Bên trong bánh là lớp nhân đậu xanh, thịt heo béo ngậy, bọc bên ngoài là lớp nếp dẻo thơm. Tất cả đều được gói chặt trong lá dong (đối với bánh chưng) hoặc lá chuối (đối với bánh tét) rồi luộc chín. Mỗi khi Tết đến, gia đình quây quần cùng nhau nấu bánh, tạo nên không khí ấm cúng, đoàn viên.
Chả giò hay còn gọi là nem rán ở miền Bắc, là món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết. Chả giò được làm từ thịt heo, tôm, mộc nhĩ, miến và nhiều loại rau củ khác nhau. Tất cả được gói gọn trong lớp bánh tráng rồi chiên vàng giòn. Món ăn này tượng trưng cho sự đầy đặn và no ấm, mang đến cảm giác hài hòa, tròn đầy trong bữa ăn gia đình.
Kiệu muối là món ăn phụ đi kèm, giúp làm dậy lên hương vị của các món chính trong mâm cỗ ngày Tết. Củ kiệu được muối chua, giòn tan và có vị thanh nhẹ, thường được dùng để ăn kèm với bánh chưng, bánh tét hoặc thịt kho. Món kiệu muối không chỉ làm tăng hương vị bữa ăn mà còn có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp cân bằng lại vị béo của các món ăn khác.
Thịt kho trứng (hay thịt kho tàu) là món ăn truyền thống thường thấy trong mâm cơm Tết của người miền Nam. Thịt ba chỉ được kho mềm, thấm đều gia vị cùng với trứng vịt hoặc trứng cút, tạo nên vị béo ngậy và thơm phức.
Món ăn này không chỉ ngon mà còn tượng trưng cho sự sung túc, thịnh vượng. Đặc biệt, thịt kho trứng thường được chuẩn bị trước và có thể bảo quản trong nhiều ngày, tiện lợi cho việc sử dụng trong suốt dịp Tết.
Khổ qua nhồi thịt là một món ăn độc đáo trong mâm cỗ Tết của người Việt, đặc biệt phổ biến ở miền Nam. Món ăn này không chỉ đơn thuần là một món canh ngon mà còn mang ý nghĩa cầu mong cho mọi khó khăn, “khổ” trong năm cũ sẽ qua đi, mang lại năm mới an lành, tốt đẹp hơn. Khổ qua nhồi thịt thường được làm từ khổ qua tươi, được rửa sạch và nhồi bên trong là nhân thịt heo xay, tôm băm nhỏ và các loại gia vị.
Gà luộc là món ăn truyền thống có mặt ở hầu hết các mâm cỗ ngày Tết, từ Bắc chí Nam. Gà thường được luộc nguyên con, bày biện trang trọng trên mâm cúng tổ tiên, tượng trưng cho sự khởi đầu mới, may mắn và thịnh vượng. Gà luộc không chỉ dễ ăn mà còn là biểu tượng của sự no đủ, giàu có và đoàn kết gia đình.
Thịt đông là món ăn đặc trưng của miền Bắc trong những ngày Tết se lạnh. Được làm từ thịt chân giò nấu chín, kết hợp với mộc nhĩ và nấm hương, sau đó để nguội cho đông lại. Món thịt đông có vị thanh nhẹ, thơm ngon và dễ ăn, thường được kết hợp cùng dưa hành hoặc cơm nóng. Thịt đông là món ăn mang lại cảm giác thanh đạm, giúp cân bằng lại các món ăn nặng mỡ trong mâm cỗ.
Canh bóng thả là món canh truyền thống trong các bữa cỗ miền Bắc, đặc biệt vào dịp Tết. Món canh này có nguyên liệu chính là bóng bì lợn khô, ngâm nước cho mềm, kết hợp với các loại rau củ như cà rốt, su hào, đậu Hà Lan, và nấm. Canh bóng thả không chỉ đẹp mắt mà còn thanh mát, giàu dinh dưỡng, giúp mâm cỗ thêm phần đa dạng và cân bằng về vị giác.
Bánh thuẫn là món bánh đặc trưng trong mâm cỗ Tết của người miền Trung và miền Nam. Bánh có hình dạng nhỏ xinh, vàng ươm và xốp nhẹ, thường được làm từ bột năng, trứng gà và đường. Bánh thuẫn không chỉ là món ăn vặt thơm ngon mà còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự may mắn, phát đạt. Bởi hình dáng bánh nở bung tự nhiên như một lời chúc tốt lành cho năm mới.
Mứt Tết là một trong những món ăn phổ biến và không thể thiếu trong mỗi gia đình vào dịp Tết. Mứt có nhiều loại khác nhau như mứt gừng, mứt dừa, mứt bí, mứt sen, mứt quất,... Mỗi loại mứt mang một hương vị đặc trưng riêng, nhưng tất cả đều tạo nên không khí Tết ngọt ngào và ấm áp. Mứt không chỉ là món ăn vặt mà còn được dùng để mời khách, kèm với chén trà thơm, tạo nên sự thân mật và gắn kết.
Mua sắm Tết thả ga, tiết kiệm hơn cùng Zalopay! Bạn có thể dễ dàng mua được những nguyên liệu tươi ngon tại các siêu thị lớn như Big C, Go!, Co.opmart, Bách Hóa Xanh, LOTTE Mart, AEON Mall,... Đặc biệt, khi thanh toán bằng Zalopay, bạn sẽ có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi, voucher hot từ các đối tác siêu thị, bách hóa của Zalopay. Nhanh tay tải Zalopay về máy để thanh toán các hóa đơn khi đi chợ online qua các app giao hàng thêm tiện lợi và tiết kiệm vào dịp Tết đến Xuân về nhé!
Tết Nguyên Đán là dịp đoàn tụ gia đình, cùng nhau tận hưởng những khoảnh khắc vui vẻ, ấm áp bên mâm cỗ truyền thống. Các món ăn ngày Tết không chỉ mang đến hương vị đặc trưng của ngày Tết mà còn là biểu tượng của sự sung túc, may mắn và hạnh phúc. Bên cạnh đó, không thể quên rằng việc chia sẻ những niềm vui nhỏ như tặng lì xì hay gửi quà qua Zalopay cũng là một phần quan trọng trong truyền thống Tết hiện đại, góp phần làm nên những khoảnh khắc ý nghĩa.