Bạn hãy đảm bảo rằng dịch vụ bạn cung cấp có chất lượng cao, đáng tin cậy và đáp ứng được mong đợi của khách hàng. Đồng thời, bạn nên cân nhắc mức giá cả phù hợp để đảm bảo sự cạnh tranh và sự hấp dẫn đối với khách hàng.
Giải Địa 10 Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ
Luyện tập 1 trang 96 Địa Lí 10: Vì sao ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao?
Ở các nước phát triển có tỉ trọng ngành dịch vụ trong cơ cấu GDP cao là do:
- Ngành dịch vụ đem lại nguồn thu rất lớn.
- Nguồn lao động các nước phát triển có trình độ cao đáp ứng được những đòi hỏi của ngành dịch vụ.
- Hạ tầng phục vụ dịch vụ rất đầy đủ và hiện đại đáp ứng được yêu cầu của ngành dịch vụ; nguồn vốn lớn để đầu tư mạnh vào các lĩnh vực dịch vụ.
- Thu nhập của dân cao nên nhu cầu về các loại hình dịch vụ rất đa dạng.
- Các nước phát triển đã hoàn thành quá trình công nghiệp hóa đang chuyển dần sang nền kinh tế tri thức.
Xem thêm lời giải bài tập Địa Lí lớp 10 Cánh diều hay, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
Bà Trương Mỹ Lan lũng đoạn biến SCB thành công cụ tài chính để huy động tiền gửi
Theo kết luận, Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn (Ngân hàng SCB) đi vào hoạt động từ 1-1-2012, vốn điều lệ khi thành lập là hơn 10.000 tỉ. Đến nay nhà băng này có vốn điều lệ là hơn 15.000 tỉ.
Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, mặc dù không trực tiếp giữ chức vụ tại ban quản trị, ban điều hành SCB nhưng lại nắm giữ số lượng rất lớn, chiếm gần tuyệt đối cổ phần nhà băng này (trên 90% cổ phần).
Nữ doanh nhân này cũng bố trí người thân tín của mình giữ các chức vụ chủ chốt của ngân hàng.
Nhóm cựu lãnh đạo, nhân viên Ngân hàng SCB bỏ trốn trước khi bị khởi tố và bị Bộ Công an phát lệnh truy nã - Ảnh: Bộ CA
"Bà Trương Mỹ Lan đã nắm quyền điều hành, chi phối, chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng, biến SCB trở thành công cụ tài chính để tổ chức huy động tiền gửi, chỉ đạo toàn bộ lãnh đạo chủ chốt nhà băng này", kết luận nêu.
Từ đó bà Lan chỉ đạo thuộc cấp tại SCB và hệ sinh thái Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, sử dụng hàng nghìn cá nhân, pháp nhân để lập cả nghìn bộ hồ sơ "khống" đứng tên vay vốn của ngân hàng. Bà Trương Mỹ Lan sử dụng tiền trái mục đích, chiếm đoạt tiền sử dụng cá nhân, đối phó che giấu hành vi phạm tội của mình và đồng bọn.
C03 cáo buộc hành vi phạm tội của Trương Mỹ Lan và đồng phạm là "nguyên nhân căn bản, cốt yếu dẫn đến Ngân hàng SCB đã hoàn toàn mất thanh khoản, dư nợ tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.769 tỉ đồng", kết luận nêu.
Các mô hình đo lường chất lượng ngành dịch vụ
Có nhiều mô hình đo lường chất lượng trong ngành dịch vụ, trong đó có các mô hình sau:
Mô hình SERVQUAL là một mô hình đo lường chất lượng dịch vụ được phát triển bởi A. Parasuraman, Valerie Zeithaml và Leonard Berry. Đây là một trong những mô hình đo lường chất lượng dịch vụ phổ biến nhất và được sử dụng rộng rãi trong ngành dịch vụ.
Mô hình SERVQUAL tập trung vào 5 khía cạnh quan trọng của chất lượng dịch vụ bao gồm:
RATER là một sự phát triển mô hình đo lường chất lượng dịch vụ SERVQUAL. Ý tưởng chính của phương pháp này là chất lượng dịch vụ thấp hơn mong đợi thường liên quan đến 5 lỗ hổng chính. Các tác giả đề xuất rằng sự khác biệt giữa chất lượng mong đợi và chất lượng cảm nhận được đánh giá theo 5 yếu tố sau:
J.J. Cronin và S.A Taylor đã từng nhận định rằng nghiên cứu của Parasuraman về mối quan hệ giữa chất lượng mong đợi và chất lượng được trải nghiệm không phải là cách tiếp cận đúng đắn để đánh giá chất lượng. Dựa trên cơ sở này, mô hình SERVPERF đã được tạo ra.
SERVPERF đo lường chất lượng dịch vụ dựa trên thái độ, chứ không phải trên sự hài lòng. Mô hình SERVPERF là một biến thể của SERVQUAL và sử dụng các hạng mục tương tự để đánh giá chất lượng dịch vụ (mô hình RATER).
Mô hình Gummesson nhấn mạnh vào chất lượng cảm nhận và sự hài lòng của khách hàng. Theo phương pháp này, chất lượng dịch vụ được xem xét qua bốn chiều chính:
Tính không thể chuyển nhượng
Dịch vụ không thể được chuyển nhượng hay đổi trao giống như các sản phẩm vật chất. Điều này đồng nghĩa rằng dịch vụ không thể được mua, bán hoặc trao đổi như một tài sản vật chất.
Ngành dịch vụ thiếu yếu tố quyền sở hữu. Điều này có nghĩa là khách hàng không sở hữu dịch vụ sau khi sử dụng nó và không có quyền kiểm soát hoặc vận hành nó theo ý muốn riêng.
Dịch vụ có tính chất dễ bị hư hỏng, tức là chất lượng và hiệu quả của dịch vụ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Sự tương tác và giao tiếp trực tiếp với người cung cấp dịch vụ có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm, cũng như chất lượng của dịch vụ.
Dịch vụ thường được cung cấp và tiêu dùng cùng một lúc. Người cung cấp dịch vụ và người sử dụng tham gia trong quá trình tương tác, trao đổi thông tin trong thời gian thực, đồng thời tạo ra giá trị và trải nghiệm dịch vụ.
Có sự tương tác thường xuyên với khách hàng
Bạn nên duy trì mối quan hệ tốt với khách hàng bằng cách tương tác thường xuyên, thông qua các hình thức như gọi điện thoại, gửi email, hoặc sử dụng các kênh truyền thông xã hội. Bạn cần lắng nghe phản hồi của khách hàng và thể hiện sự quan tâm đến họ và học hỏi cách xử lý tình huống từ chối của khách hàng để cải thiện dịch vụ ngày càng tốt hơn.
Hi vọng rằng thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn “ngành dịch vụ là gì?”. Bạn đừng quên truy cập vào JobsGO.vn mỗi ngày để đọc thêm các bài viết hữu ích khác.
(Theo JobsGO - Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)
Cụ thể, ba bị cáo (ba chị em) bị truy tố tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản gồm: Phan Thành Chính (49 tuổi), Tổng giám đốc (TGĐ) Công ty CP XNK Công Chính (trụ sở TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng); Phan Thị Lan (53 tuổi), Phó TGĐ Công ty Công Chính và Phan Thành Lập (35 tuổi), Phó TGĐ Công ty Công chính kiêm Giám đốc Công TNHH XNK Thái Nguyên (trụ sở tại huyện Di Linh, Lâm Đồng).
Cùng bị truy tố trong vụ án này có các bị cáo Lương Hữu Lâm (46 tuổi), Đinh Thị Hiền (51 tuổi) nguyên là Giám đốc và Phó giám đốc Techcombank (TP HCM); Bùi Minh Hải (32 tuổi), nguyên Phó phòng Doanh nghiệp Techcombank (TP HCM); Phạm Phú Phong (39 tuổi), Nguyễn Thúy Hằng (39 tuổi), nguyên chuyên viên khách hàng của Techcombank (TP HCM); Huỳnh Xuân Quang (52 tuổi), giám định viên Công ty Cafe Control (FCC), Trưởng trạm FCC tại Lâm Đồng.
Theo cáo trạng, từ tháng 3/2009 đến 1/2011, ba chị em Chính đã dùng thủ đoạn gian dối trong việc lập hồ sơ vay vốn để Techcombank giải ngân đối với 63 khế ước và chiếm đoạt gần 560 tỉ đồng.
Sau khi đại diện Viện KSND tỉnh Lâm Đồng đọc cáo trạng, Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Hoàng Thị Minh Hương đã dành trọn buổi sáng xét hỏi ba chị em Lan, Chính và Lập.
Buổi chiều tòa xét hỏi bị cáo Huỳnh Xuân Quang và các bị cáo nguyên là cán bộ Ngân hàng Techcombank.
Bị cáo không có ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản!?
Phan Thành Chính khai nhận đến tháng 3/2010 tổng cộng tiền thua lỗ của Công ty Công Chính là trên 300 tỉ đồng. Nhưng để được Ngân hàng Techcombank (TP HCM) ký hợp đồng cấp hạn mức tín dụng 24 triệu USD, Chính đã lập báo cáo tài chính gởi kèm hồ sơ vay vốn thể hiện các năm từ 2005 đến 2008 kinh doanh đều có lãi.
“Bị cáo muốn vay vốn để vực lại công ty chứ không có ý lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Techcombank”, Chính giãi bày tại phiên xét xử.
Thủ đoạn lừa đảo của Chính là lợi dụng việc chỉ cần gởi bản fax hồ sơ vay vốn về Techcombank là được giải ngân, nên Chính đã chỉ đạo Lan và Lập chỉnh sửa nội dung, photo cắt dán chữ ký, con dấu của các đối tác trong và ngoài nước trước đây để làm giả tới 96 hợp đồng kinh tế đưa vào hồ sơ vay vốn.
Bị cáo Phan Thị Lan và Phan Thành lập đều khai việc làm các bộ hồ sơ giả để vay tiền là theo sự chỉ đạo của Chính.
“Bị cáo biết hành vi đó là sai nhưng vẫn làm vì mong muốn cứu công ty khỏi thua lỗ”, bị cáo Lan nói trước tòa.
Còn bị cáo Lập khai làm hồ sơ giả vay tiền để giúp cho anh Chính, chị Lan trong lúc khó khăn chứ bị cáo không sử dụng số tiền vay của Techcombank.
Bùi Minh Hải, nguyên Phó phòng Doanh nghiệp Techcombank (TP HCM) khai, thời điểm đó Techcombank ủy quyền cho Huỳnh Xuân Quang (Trưởng trạm FCC tại Lâm Đồng) giám định và xác nhận hàng hóa trong kho của khách hàng, chỉ cần Quang ký xác nhận là hồ sơ của Công Chính và Thái Nguyên fax về là hợp lệ.
Hải thú nhận: “Bản thân bị cáo quá tin tưởng giám định của FCC nên mỗi khi lên Bảo Lộc chỉ kiểm tra qua loa”.
Bị cáo Lương Hữu Lâm, nguyên Giám đốc Techcombank (TP HCM), cho biết Công ty Công Chính trước đây vay nhiều lần và rất sòng phẳng, là khách hàng lớn của Techconbank nên được tạo điều kiện vay vốn dễ dàng.
Chủ tọa phiên tòa hỏi, có phải do các bị cáo nhận thức đã có FCC kiểm tra nên khi cho vay không cần kiểm tra?
Bị cáo Lâm thừa nhận: “Tôi thấy việc quản lý có thiếu sót, có sơ hở trong việc ký hợp đồng vay tiền qua bản fax nên không phát hiện ra những sai trái của khách hàng”.
Còn bị cáo Đinh Thị Hiền, nguyên Phó giám đốc Techcombank (TP HCM), người đã ký cho Công ty Thái Nguyên vay 134 tỉ đồng, khai “Bị cáo có kiểm tra… trên bề mặt hồ sơ. Bị cáo tin sự giám sát hàng hóa của FCC, vì quy định nếu FCC kiểm tra hàng hóa của khách hàng mà không đủ số lượng thì FCC phải bồi thường”.
Các bị cáo Phạm Phú Phong và Nguyễn Thúy Hằng, nguyên chuyên viên khách hàng của Techcombank (TP HCM), cũng thừa nhận vì quá tin vào FCC nên thiếu trách nhiệm trong việc kiểm tra, kiểm soát lại hồ sơ giải ngân dẫn đến việc trình hồ sơ cho vay không đúng.
Bị cáo Huỳnh Xuân Quang khai: “Trong quá trình kiểm tra hàng hóa của Công Chính và Thái Nguyên, bị cáo chỉ đếm bao cà phê theo từng dãy và ước lượng, không cân ký cụ thể. Bị cáo cảm thấy mình làm chưa hết trách nhiệm”.
Ngày mai phiên tòa tiếp tục diễn ra và dự kiến đến ngày 24/4 sẽ kết thúc./.
Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc thao túng Ngân hàng SCB, chiếm đoạt hơn 304.000 tỉ - Ảnh: VTP
Ngày 18-11, bà Trương Mỹ Lan - chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát - bị cơ quan điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố 3 tội danh: Đưa hối lộ, vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và tham ô tài sản.
Bà Trương Mỹ Lan bị đề nghị truy tố 3 tội danh
C03 cáo buộc hành vi của nhóm Trương Mỹ Lan được thực hiện như "một tổ chức tội phạm với quy mô rất lớn". Toàn bộ hoạt động của Ngân hàng SCB bị bà Lan thao túng, lũng đoạn để huy động tiền gửi của người dân rồi cho "hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát" vay, sau đó chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn, lên đến hơn 304.000 tỉ.