Hiện nay công việc thời vụ được người lao động yêu thích bởi tính linh hoạt về thời gian và giúp họ có thêm nguồn thu nhập. Tuy nhiên khi ký hợp đồng thời vụ có phải đóng bảo hiểm không khiến nhiều lao động băn khoăn. Trên thực tế việc đóng bảo hiểm sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố, những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn.

Lương làm thêm giờ có phải đóng BHXH không?

Lương làm thêm giờ giúp người lao động có thêm nguồn thu nhập, đảm bảo cho cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, nếu người lao động phải đóng vào quỹ BHXH từ khoản lương làm thêm giờ sẽ ảnh hưởng đến nguồn thu nhập hiện tại.

Lương làm thêm giờ không phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) theo quy định của pháp luật do lương làm thêm giờ không nằm trong danh sách các khoản tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc.

Tiền lương đóng BHXH bắt buộc là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên. Lương làm thêm giờ không nằm trong các khoản này, mà được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc.

Trên đây là những chia sẻ về tiền lương làm thêm giờ từ Bảo hiểm xã hội điện tử EBH. Hy vọng câu trả lời của EBH đã có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Quy định làm thêm giờ như thế nào?

Quy định làm thêm giờ là những quy định của pháp luật về thời gian, điều kiện, tiền lương và quyền lợi của người lao động khi làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn. Theo Bộ luật Lao động 2019, quy định làm thêm giờ như sau:

- Quy định định về giới hạn số giờ làm thêm: Thời gian làm thêm giờ không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong một ngày; không quá 40 giờ trong một tháng; không quá 200 giờ trong một năm, trừ trường hợp được phép làm thêm không quá 300 giờ trong một năm trong một số ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp đặc biệt.

- Tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%.

Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

Vào ngày nghỉ lễ, tết, ít nhất bằng 300%.

​Nếu làm thêm vào ban đêm, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

- Người lao động có quyền từ chối làm thêm giờ khi có lí do chính đáng hoặc khi sức khỏe không cho phép.

Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm thêm giờ trong các trường hợp:

Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 7 trở đi.

Phụ nữ có con dưới 12 tháng tuổi.

Người lao động bị bệnh hoặc tai nạn lao động.

Người lao động làm công việc có yêu cầu về an toàn và sức khỏe cao.

Việc tính tiền lương làm thêm giờ có bao gồm các khoản phụ cấp hay không phụ thuộc vào loại phụ cấp và mức độ liên quan đến công việc hoặc chức danh của người lao động.

Theo quy định của pháp luật, tiền lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Tiền lương thực trả bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên.

Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản phụ cấp đều được đưa vào làm cơ sở để tính tiền lương làm thêm giờ. Các khoản phụ cấp không liên quan đến thực hiện công việc hoặc chức danh trong hợp đồng lao động như tiền ăn giữa ca, tiền xăng xe, tiền điện thoại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ, hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, kết hôn, sinh nhật... sẽ không được tính vào tiền lương làm thêm giờ.

Như vậy, khi tính tiền lương làm thêm giờ sẽ không bao gồm các khoản phụ cấp.

Thuộc diện phải đóng BHXH nhưng không đóng, bị phạt thế nào?

Trường hợp thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm bắt buộc nhưng không đóng, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính:

- Người lao động bị phạt lỗi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng (theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

- Người sử dụng lao động bị phạt về lỗi đóng bảo hiểm cho người lao động:

+ Đóng không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm: Bị phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm c khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

+ Không đóng bảo hiểm cho toàn bộ người lao động: Bị phạt tiền từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo khoản 6 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).

Trên đây là nội dung giải đáp cho thắc mắc: “Ký hợp đồng nào không phải đóng BHXH?” Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ giải đáp.

Làm thêm giờ là khoảng thời gian người lao động làm việc bên ngoài giờ làm việc bình thường theo quy định và họ được trả lương làm thêm giờ theo mức lương, thời gian và loại hình làm thêm giờ. Vậy lương làm thêm giờ là gì? Có tính đóng bảo hiểm xã hội không? Hãy cùng EBH tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Lương làm thêm giờ được trả theo mức lương, thời gian và loại hình làm thêm

Lương làm thêm giờ là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động khi người lao động làm việc ngoài giờ tiêu chuẩn, theo yêu cầu của người sử dụng lao động. Lương làm thêm giờ được tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả cho công việc đang làm.

Mức lương làm thêm giờ phụ thuộc vào thời điểm làm thêm, có thể bằng 150%, 200% hoặc 300% so với mức lương bình thường. Nếu làm thêm vào ban đêm, còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày.

Không đóng BHXH, người lao động có được thay thế quyền lợi khác?

Theo khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì được doanh nghiệp trả thêm một khoản tiền tương ứng với mức đóng các loại bảo hiểm của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, quyền lợi này chỉ áp dụng với những người lao động ký hợp đồng lao động từ đủ 01 tháng trở lên nhưng thuộc diện không phải đóng bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, bao gồm:

(2) Người đang hưởng lương hưu hằng tháng.

(3) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP.

(4) Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.

(5) Người đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010.

(6) Công an, bộ đội, người làm công tác cơ yếu đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg và Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.

Hợp đồng thời vụ là hợp đồng gì?

Hợp đồng thời vụ là cách gọi theo tính chất thời gian làm việc mùa vụ của người lao động. Để hiểu rõ hơn về loại hợp đồng này người lao động cần nắm được thông tin về các loại hợp đồng lao động được giao kết.

Căn cứ theo Điều 20, Bộ luật Lao động 2019 quy định từ ngày 01/01/2021, hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong 02 loại sau đây:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;

Hợp đồng lao động xác định thời hạn: là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

Theo quy định này, có thể hiểu hợp đồng lao động thời vụ là hợp đồng lao động xác định thời hạn không quá 36 tháng. Hợp đồng thường phát sinh theo mùa vụ hoặc công việc nhất định.