(ĐTCK) Trước thềm Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Tổng CTCP Xây dựng và xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex, mã VCG), nhiều vấn đề đang được cổ đông và nhà đầu tư quan tâm xoay quanh bài toán tái cấu trúc cơ cấu tổ chức, định hướng kinh doanh cũng như phương án giải quyết khó khăn về bài toán vốn của doanh nghiệp.
Nguồn : "Die Verfolgte", Taz, 06/08/2023
https://taz.de/Drohende-Entfuehrung-vietnamesischer-Frau/ !5952435/
Điều chỉnh vào cuối phiên sáng và đầu phiên chiều, VN-Index tiếp tục có phiên phục hồi với mức tăng 5,6 điểm tương ứng 0,46% lên 1.215,88 điểm. VN30-Index tăng 0,77 điểm tương ứng 0,06%; HNX-Index tăng 1,5 điểm tương ứng 0,66% và UPCoM-Index giảm nhẹ 0,19 điểm tương ứng 0,21%.
Độ rộng thị trường nghiêng về phía các mã tăng giá. HoSE có 228 mã tăng, 8 mã tăng trần so với 182 mã giảm, 1 mã giảm sàn. HNX có 110 mã tăng giá, 13 mã tăng trần so với 67 mã giảm, 5 mã giảm sàn; thị trường UPCoM có 190 mã tăng, 16 mã tăng trần so với 78 mã giảm, 5 mã giảm sàn.
VHM dẫn đầu khối lượng giao dịch trong phiên sáng 7/8 (Nguồn: VDSC).
Như vậy, những nhà giao dịch lướt sóng T+ sau khi mua vào cổ phiếu giá thấp ở phiên bán tháo đầu tuần thì đến hôm nay đã thu được lợi nhuận đáng kể.
Trong khi một bộ phận nhà đầu tư chủ động chốt lãi thì phần lớn người cầm tiền vẫn giữ vị thế quan sát, quyết không giải ngân mới. Thanh khoản thị trường theo đó tiếp tục thu hẹp.
Khối lượng giao dịch trên HoSE dừng ở mức 623,84 triệu cổ phiếu tương ứng 14.192,14 tỷ đồng; trên HNX là 38,52 triệu cổ phiếu tương ứng 723,33 tỷ đồng và trên sàn UPCoM là 31,28 triệu cổ phiếu tương ứng 507,89 tỷ đồng.
Với phiên bùng nổ hôm nay, VHM và VRE là hai cổ phiếu có thanh khoản cao nhất toàn thị trường. Khớp lệnh tại VHM đạt 36,7 triệu cổ phiếu và tại VRE là 21,5 triệu cổ phiếu. Trong khi VHM tăng trần lên 37.200 đồng thì VRE đóng cửa tại mức giá 18.000 đồng, ghi nhận tăng 5,9%. Cổ phiếu VIC tăng 2,5% lên 42.350 đồng, khớp lệnh đạt 5,3 triệu cổ phiếu.
Nhóm Vingroup cũng đóng góp đáng kể cho VN-Index. Riêng VHM đã mang lại 2,55 điểm cho chỉ số chính; VIC đóng góp 0,98 điểm và VRE đóng góp 0,48 điểm.
Giá trị vốn hóa thị trường của VHM và VIC tăng mạnh, dù vậy, trong top 10 cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường, hai mã này vẫn đứng cuối. Cụ thể, sau khi tăng trần, giá trị vốn hóa của VHM đạt 161.982 tỷ đồng, vẫn thấp hơn CTG (162.174 tỷ đồng) và HPG (166.622 tỷ đồng). Còn giá trị vốn hóa của VIC là 161.932 tỷ đồng.
Top cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán (Nguồn: VDSC).
Phiên hôm nay, giá trị vốn hóa của VIC tăng 4.015 tỷ đồng còn VHM tăng tới 10.450,5 tỷ đồng vốn hóa.
Với diễn biến tăng giá mạnh trong phiên hôm nay, thị giá VIC vẫn thấp hơn gần 34% so với thời điểm một năm trước còn thị giá VHM giảm gần 41% sau một năm.
Trong khi cổ phiếu "họ" Vin hỗ trợ mạnh cho chỉ số thì phân nửa cổ phiếu VN30 vẫn giảm. TCB giảm 2,2%, khớp lệnh 19,6 triệu đơn vị; VPB giảm 1,9%, khớp lệnh 13,5 triệu đơn vị; SSB giảm 1,8% và TPB giảm 1,7%, khớp lệnh 13,9 triệu đơn vị.
Sắc xanh lan tỏa trong nhóm cổ phiếu bất động sản vào phiên chiều. Một số mã khoác sắc tím tăng trần như VRC, TDH, LDG. Cổ phiếu HQC tăng 6,2%; QCG tăng 5,1%; SGR tăng 3,8%; DRH tăng 3,8%; ITA tăng 3,7%; DXS tăng 3,7%.
Nhóm thực phẩm và đồ uống chứng kiến diễn biến tăng trần tại AGM và HNG. Hai mã này trắng bên bán, trong đó HNG khớp lệnh 5,5 triệu cổ phiếu, dư mua giá trần 5,5 triệu đơn vị.
Tại phiên phục hồi thứ hai của VN-Index, khối ngoại tiếp đà bán ròng mạnh với giá trị 1.390 tỷ đồng trên toàn thị trường, trong đó, giá trị bán ròng trên HoSE lên tới 1.361 tỷ đồng. VHM bất ngờ bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 720 tỷ đồng. Khối ngoại cũng bán ròng VPB với giá trị 118 tỷ đồng, HPG với 112 tỷ đồng, TPB với 103 tỷ đồng và TCB với 95 tỷ đồng.