Tỉ lệ xuất hiện của chứng rối loạn phổ tự kỷ được ghi nhận khác nhau giữa các quốc gia và các nhóm người. Theo CDC Mỹ công bố năm 2020 thì ở Mỹ cứ 54 trẻ sinh ra sẽ có một trẻ mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ (theo dữ liệu năm 2016). Ở Châu Á, rối loạn phổ tự kỷ vẫn chưa được nghiên cứu kĩ và nhiều như ở các quần thể người Châu Âu hay Bắc Mỹ và tần suất xuất hiện tự kỷ được báo cáo có sự khác biệt lớn giữa các quần thể. Theo ước tính, tự kỷ chiếm khoảng 1% quần thể. Ở Việt Nam, hiện chưa có số liệu thống kê chính xác tỉ lệ mắc tự kỷ trong cộng đồng là bao nhiêu.

Trẻ tự kỷ nhẹ có chữa khỏi không?

Câu trả lời là không. Tự kỷ ở tất cả các mức độ, kể cả mức độ nhẹ đều chưa có phương pháp hoặc thuốc đặc trị hoàn toàn. Điều này đồng nghĩa với việc, tự kỷ sẽ đi theo trẻ trong suốt cả cuộc đời. Khi trẻ nhận được sự hỗ trợ, can thiệp từ sớm các triệu chứng tự kỷ có thể giảm nhẹ người khác không nhận ra nhưng không thể khỏi hoàn toàn.

Do đó, việc điều trị tự kỷ thường sẽ tập trung vào kiểm soát các triệu chứng, cải thiện và phát triển các kỹ năng mềm để trẻ có thể hoà nhập trong môi trường tập thể cũng như có kết quả học tập và sự độc lập sau này được tốt hơn.

Cách dạy và điều trị trẻ tự kỷ nhẹ

Để dạy và điều trị trẻ tự kỷ nhẹ hiệu quả, dưới đây là một số phương pháp phổ biến thường được áp dụng hiện nay:

Can thiệp sớm là một trong những phương pháp bền vững và hiệu quả nhất để cải thiện các triệu chứng cũng như phát triển kỹ năng cho trẻ tự kỷ. Ví dụ ở Trung tâm Nhân Hoà tại TPHCM, chúng tôi đã áp dụng phương án điều trị đa ngành toàn diện bao gồm: ngôn ngữ, trí tuệ, hành vi, cảm xúc, vận động được tinh chỉnh riêng cho từng ca trẻ tự kỷ cụ thể. Lớp học được thiết kế với mô hình 1 cô : 1 trò sẽ giúp tối ưu hoá hiệu quả cho trẻ thấy rõ trong thời gian ngắn. Đồng thời, phụ huynh còn được chúng tôi huấn luyện các kỹ thuật can thiệp để hỗ trợ con phát triển tốt hơn tại nhà.

Các bậc cha mẹ có thể dạy trẻ tự kỷ tại nhà bằng cách tạo điều kiện cho trẻ tương tác với môi trường xung quanh, tăng cường giao tiếp với trẻ (kết hợp cả giao tiếp lời nói, cử chỉ và bằng mắt). Đồng thời, phụ huynh cần trang bị cho con các kỹ năng mềm để trẻ cải thiện các hành vi phù hợp, từ đó hoà nhập tốt hơn vào môi trường tập thể khi đi học và làm việc sau này.

Các bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị các triệu chứng liên quan đến tự kỷ nhẹ, chẳng như: động kinh, tăng động giảm chú ý, rối loạn giấc ngủ, hành vi hung dữ,… Tuy nhiên, việc dùng thuốc phải có sự chỉ định của bác sĩ, phụ huynh không được tự ý sử dụng cho con.

Rối loạn phổ tự kỷ nhẹ là một cấp độ nhẹ trong các mức độ của rối loạn phổ tự kỷ, dù không biểu hiện rõ ràng triệu chứng bên ngoài nhưng khi trẻ mắc phải thì vẫn gặp những khó khăn nhất định trong cuộc sống cũng như học tập. Dù ở mức độ nhẹ hay nặng trẻ tự kỷ vẫn cần sự hỗ trợ, can thiệp sớm để giúp trẻ phát triển và hòa nhập tốt hơn. Cha mẹ hãy liên hệ với các cơ sở trung tâm Nhân Hòa để trẻ được can thiệp và tiến bộ tốt.

Khám rối loạn phổ tự kỷ nhẹ cho trẻ ở đâu

Khi thấy các dấu hiệu, triệu chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ, cha mẹ nên cho bé đến các bệnh viện nhi, phòng khám tâm lý và các trung tâm giáo dục để trẻ được khám, đánh giá và có phương pháp hỗ trợ. Việc phát hiện và can thiệp sớm hỗ trợ trẻ phát triển tối ưu và hòa nhập tốt hơn.

Các chuyên gia, bác sĩ sẽ xem xét về sự phát triển của trẻ từ khi còn nhỏ, các mốc phát triển ngôn ngữ, kiểm tra về hành vi, kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Ngoài ra còn áp dụng các bài Test IQ, các công cụ đánh giá phát triển ở trẻ.

Việc kiểm tra, đánh giá kỹ lưỡng giúp xác định rõ các nguyên nhân và gia đình hiểu rõ tình trạng của con là rất cần thiết để can thiệp, hỗ trợ trẻ đúng hướng. Như trung tâm Nhân Hòa  đánh giá trẻ kỹ lưỡng trong khoảng 1 giờ để xác định rõ tình trạng của con, tư vấn gia đình và lên mục tiêu can thiệp đúng hướng giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn.

Triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ nhẹ ở trẻ

Mặc dù rất khó để phát hiện triệu chứng tự kỷ nhẹ ở trẻ em, nhưng nếu chú ý kỹ, bạn sẽ phát hiện ra một số dấu hiệu trẻ tự kỷ ở mức độ nhẹ này. Cụ thể như sau:

Hệ luỵ của chứng tự kỷ với cuộc sống, phát triển của trẻ

Tự kỷ nhẹ có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, phát triển của trẻ ở nhiều khía cạnh, như:

Học tập: Trẻ tự kỷ nhẹ vẫn có khả năng học tập ở mức khá hoặc tốt trên lớp, nhưng sẽ gặp khó khăn hơn so với các bạn cùng trang lứa trong việc tập trung, tiếp thu bài, làm việc nhóm, thích nghi với các yêu cầu và quy tắc của trường học. Vì thế, khi càng học lên cao, kiến thức càng nặng, đây là thử thách rất lớn cho trẻ tự kỷ trong việc chinh phục các cột mốc học vấn của mình.

Giao kết xã hội: Trẻ tự kỷ nhẹ có thể gặp khó khăn trong việc giao kết xã hội, kết bạn bè do tính cách “khép mình” của bản thân. Do đó, trẻ tự kỷ thường ít bạn, thậm chí bị những người trong cùng tập thể cô lập khiến trẻ bị ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tâm lý và kết quả học tập.

Sự nghiệp: Do khả năng kết giao kém cùng với khó khăn trong việc tập trung, trẻ tự kỷ khi lớn lên có thể gặp nhiều trở ngại trong công việc, phát triển sự nghiệp của bản thân mình.