Công ty TNHH XNK thiết bị y tế Đại Phát (do ông Nguyễn Cao Ninh là người đại diện theo pháp luật, trước đây vai trò này là bà Nguyễn Thu Trang) có địa chỉ tại số 1, phố Nguyễn Hiền, phường Bách Khoa, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội. Đây là doanh nghiệp được xướng tên trúng nhiều gói thầu tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Trong đó có thể kể đến như gói “Mua sắm bóng phát tia, phụ kiện của máy chụp mạch IGS30” với giá 3.722.000.000 đồng, gói “Mua sắm hệ thống máy Chụp cắt lớp vi tính” với giá 43.035.000.000 đồng, gói “Mua sắm hệ thống máy Cộng hưởng từ“ với giá 22.500.000.000 đồng. Và, liệu rằng cơ quan điều tra thuộc Bộ Công an có “sờ” đến  hồ sơ các gói thầu nêu trên hay không sẽ được nói sau.

Ðối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp

– Các tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

– Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.

– Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

– Công ty nước ngoài và tổ chức nước ngoài hoạt động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

– Các tổ chức chính trị, chính trị – xã hội, xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và các đơn vị hành chính, sự nghiệp có tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

– Các tổ chức khác có sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.

– Cá nhân trong nước sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ:

– Cá nhân và nhóm cá nhân kinh doanh.

– Cá nhân hành nghề độc lập: bác sĩ, luật sư, kế toán, kiểm toán, họa sĩ, kiến trúc sư, nhạc sĩ và những người hành nghề độc lập khác.

– Cá nhân cho thuê tài sản như: nhà, đất, phương tiện vận tải, máy móc thiết bị và các loại tài sản khác.

– Hộ gia đình, cá nhân trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, có đầy đủ 2 điều kiện:

– Công ty nước ngoài hoạt động kinh doanh thông qua cơ sở thường trú tại Việt Nam.

– Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam là cơ sở kinh doanh mà thông qua cơ sở này công ty nước ngoài thực hiện một phần hay toàn bộ hoạt động kinh doanh của mình. Và mang lại thu nhập. Cơ sở thường trú của công ty nước ngoài tại Việt Nam bao gồm các hình thức sau:

+   Công ty đó có tại Việt Nam: chi nhánh, trụ sở điều hành, văn phòng (trừ văn phòng đại diện thương mại không được phép kinh doanh theo pháp luật Việt Nam). Nhà máy, xưởng sản xuất, kho giao nhận hàng hoá, phương tiện vận tải. Hầm mỏ, mỏ dầu hoặc khí đốt, địa điểm thăm dò hoặc khai thác tài nguyên thiên nhiên. Hay các thiết bị, phương tiện phục vụ cho việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên.

+ Công ty đó có tại Việt Nam: địa điểm xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt hoặc lắp ráp. Các hoạt động giám sát xây dựng, công trình xây dựng, lắp đặt, lắp ráp.

+ Công ty đó thực hiện việc cung cấp dịch vụ ở Việt Nam thông qua nhân viên của công ty. Hay một đối tượng khác được công ty ủy nhiệm thực hiện dịch vụ cho một dự án hay nhiều dự án.

+ Công ty đó có tại Việt Nam đại lý môi giới, đại lý hưởng hoa hồng hoặc bất kỳ một đại lý nào khác.

+ Công ty đó ủy nhiệm cho một đối tượng tại Việt Nam có thẩm quyền ký kết các hợp đồng đứng tên công ty. Hoặc không có thẩm quyền ký kết hợp đồng đứng tên công ty. Nhưng có quyền thường xuyên đại diện cho công ty giao hàng hoá, cung ứng dịch vụ tại Việt Nam.

– Cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp

Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh thu nhập phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Như vậy, đối tượng nộp thuế thuộc phạm vi điều chỉnh của thuế thu nhập doanh nghiệp phải có hai điều kiện:

Vai trò của thuế thu nhập doanh nghiệp

Phạm vi áp dụng của thuế thu nhập doanh nghiệp rất rộng. Gồm cá nhân, nhóm kinh doanh, hộ cá thể và các tổ chức kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có phát sinh lợi nhuận. Nền kinh tế thị trường nước ta ngày càng phát triển và ổn định, tăng trưởng kinh tế được giữ vững ngày càng cao. Các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngày càng mang lại nhiều lợi nhuận thì khả năng huy động.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp góp phần khuyến khích, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển theo chiều hướng kế hoạch, chiến lược của Nhà nước.

Nhà nước ưu đãi, khuyến khích đối với các chủ thể đầu tư, kinh doanh vào những ngành, lĩnh vực và những vùng, miền mà Nhà nước có chiến lược ưu tiên phát triển trong từng giai đoạn nhất định.

– Thuế thu nhập doanh nghiệp còn là một trong những công cụ thực hiện chứng năng điều tiết các hoạt động kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ phát triển kinh tế nhất định.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, thuế thu nhập doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong việc tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước.

Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế có vai trò quan trọng trong hệ thống pháp luật thuế của Việt Nam. Song để phát huy một cách có hiệu quả vai trò của nó, chúng ta cần phải xem xét nó dưới nhiều khía cạnh, kể cả những kinh nghiệm xử lý của nước ngoài.

Xác định kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Những điều cần biết về thuế giá trị gia tăng

Ðối tượng không thuộc diện nộp thuế

Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ chức kinh tế tập thể khác. Có thu nhập từ hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

– Hộ gia đình, cá nhân nông dân sản xuất nông nghiệp. Có giá trị sản lượng hàng hoá đến 90 triệu đồng/năm và thu nhập đến 36 triệu đồng/ năm.

Quyết toán thuế năm đối với thuế thu nhập doanh nghiệp trong CTCP

Những lưu ý khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân

Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định dựa trên 2 căn cứ: thu nhập chịu thuế và thuế suất.

Thu nhập chịu thuế bao gồm thu nhập chịu thuế của hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Kể cả thu nhập chịu thuế từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ở nước ngoài. Và thu nhập chịu thuế khác.

Xem thêm: Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Mức thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp được thành lập theo quy định pháp luật Việt Nam.

Mức thuế suất từ 32% – 50% sẽ áp dụng cho những doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam.

Mức thuế suất 50% sẽ áp dụng đối với các doanh nghiệp có hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác các mỏ tài nguyên quý hiếm. Ví dụ như: bạch kim, vàng, bạc, thiếc,…

Ngoài ra, một số khoản thu nhập được hưởng mức thuế suất ưu đãi.

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý trong CTCP

Cách tính thuế TNDN tạm tính theo quý

Tùy vào từng trường hợp, sẽ được miễn, giảm thuế đối với từng hoạt động khác nhau. Xem chi tiết: Các trường hợp miễn, giảm thuế thu nhập doanhh nghiệp

Doanh nghiệp phải nộp thuế TNDN tạm tính theo quý

Quy định về thuế TNDN từ chuyển nhượng bất động sản

Trên đây là những thông tin cơ bản về thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định mới nhất . Để tránh các rủi ro pháp lý vui lòng liên hệ với Lawkey. Lawkey tự hào là  đơn vị tư vấn thành lập công ty, dịch vụ kế toán, tư vấn hợp đồng… chuyên nghiệp nhất.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, vai trò, trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động đang là một trong những vấn đề cấp thiết cần nghiên cứu. Điều này đã được minh chứng bằng việc thực hiện pháp luật lao động một cách có hiệu quả của các doanh nghiệp và người lao động nhằm cải thiện môi trường lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động.

Để đánh giá việc thực thi pháp luật lao động có hiệu quả cần phải quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau như nội quy lao động của doanh nghiệp, ý thức chấp hành kỷ luật lao động của người lao động, mối quan hệ tương tác giữa doanh nghiệp với người lao động.

Doanh nghiệp quản lý lao động thông qua nhiều hình thức khác nhau. Trong đó, việc thiết lập các quy tắc xử sự trong doanh nghiệp là điều quan trọng. Doanh nghiệp phải thông báo nội quy đến người lao động, những nội dung chính phải được niêm yết công khai, trường hợp không thông báo công khai hoặc không niêm yết công khai những nội dung chính của nội quy lao động ở những nơi cần thiết tại nơi làm việc thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Như vậy, nội quy lao động có vai trò đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp bởi nội quy lao động, trực tiếp điều chỉnh quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao động tại doanh nghiệp, đáp ứng các yêu cầu cụ thể của từng doanh nghiệp theo lĩnh vực hoạt động và quy mô của từng doanh nghiệp. Điều đó được thể hiện qua các vấn đề sau:

Một là, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong nội quy lao động là cơ sở để bảo vệ quyền, lợi ích, sức khỏe của người lao động và trực tiếp xây dựng môi trường lao động lành mạnh, có trật tự, kỷ cương, nề nếp và văn minh;

Hai là, vấn đề bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp luôn được xem là nghĩa vụ bắt buộc của người lao động khi đã ký kết hợp đồng lao động, do vậy, việc doanh nghiệp cụ thể hóa và chi tiết hóa những nội dung trên trong nội quy lao động là tất yếu khách quan để người lao động biết và thực hiện;

Ba là, đưa vào nội quy các hành vi vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật lao động, cũng như trách nhiệm vật chất và phương thức bồi thường sao cho phù hợp, thích ứng với đặc điểm của từng doanh nghiệp mà không trái với các quy định của pháp luật liên quan, nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh lao động, tại doanh nghiệp là không thể thiếu, vì đây là căn cứ (hay cơ sở) để xử lý kỷ luật người lao động khi họ vi phạm nội quy lao động;

Bốn là, đối với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài cần xây dựng nội quy lao động trên cơ sở tôn trọng pháp luật Việt Nam; không trái với các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

Tuy nhiên, để nội quy lao động đi vào đời sống và được thực thi hiệu quả phải thông qua quá trình lao động của người lao động. Vì ý thức lao động của người lao động đã tác động trực tiếp đến việc thực hiện pháp luật lao động của người lao động tại các doanh nghiệp. Do vậy, việc nâng cao ý thức lao động của người lao động tại doanh nghiệp luôn có vai trò quan trọng, quyết định sự thành công và phát triển của doanh nghiệp hoặc là điều kiện then chốt để nâng cao hiệu suất lao động. Khi người lao động có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, làm việc nghiêm túc, chịu khó học hỏi, rèn luyện tay nghề, thì người lao động sẽ nâng cao năng suất lao động, tạo uy tín và nâng cao thu nhập cho mình và gia tăng lợi ích cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc nâng cao ý thức lao động cần có sự tương tác/hỗ trợ về nhiều mặt từ các bên tham gia quan hệ lao động.

Để nâng cao ý thức lao động, cũng như thực hiện tốt nội quy lao động tại doanh nghiệp, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp sau:

Thứ nhất, cần phải thường xuyên nâng cao hiểu biết về pháp luật lao động cho người lao động, có như vậy, người lao động mới có ý thức chấp hành và có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và nhờ đó mới hạn chế được hiện tượng đình công phát sinh giữa doanh nghiệp với người lao động.

Thứ hai, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người lao động cần có sự tham gia đồng bộ của các cơ quan chức năng từ trung ương tới cơ sở và được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau như, tổ chức các hội nghị, hội thảo với các chủ đề về lao động và việc làm, về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động; đề xuất, đăng ký và thực hiện các đề tài, đề án nghiên cứu về lao động để kiến nghị sát với thực tiễn. Thông qua các hoạt động đó hình thành thói quen làm việc theo pháp luật, tạo ra môi trường văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp; giúp người lao động có thể tự mình giải quyết hài hòa các mối quan hệ lao động, hạn chế tối đa tình trạng xung đột với doanh nghiệp.

Thứ ba, cần có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp có liên quan nhằm đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với người lao động trong doanh nghiệp, trong đó, không thể không đề cập đến vai trò của công đoàn cơ sở.

Thứ tư, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định và bền vững giữa doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp; nắm bắt những khó khăn, vướng mắc, diễn biến tình hình thực hiện pháp luật lao động tại doanh nghiệp để tăng cường công tác quản lý; kịp thời kiến nghị, đề xuất với cơ quan có thẩm quyền kịp đưa ra các giải pháp để tháo gỡ; nêu gương và phê bình những đơn vị, tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, không tốt chính sách, pháp luật lao động.

Thứ năm, người lao động cần nỗ lực, rèn luyện tác phong làm việc chuyên nghiệp, tự học hỏi và luôn có tư tưởng cầu tiến để không ngừng nâng cao trình độ tay nghề, nâng cao thu nhập, tự khẳng định năng lực để thăng tiến và đáp ứng đòi hỏi của thị trường lao động trong xu thế phát triển của khoa học công nghệ hiện nay.

Ngoài các giải pháp nói trên, để thực hiện tốt pháp luật lao động tại doanh nghiệp, các bên của quan hệ lao động cần tuân thủ nội quy lao động, nâng cao ý thức lao động cho người lao động, khuyến khích sự hợp tác tích cực giữa doanh nghiệp, người lao động và các bên có quyền lợi liên quan trong việc tạo dựng thương hiệu doanh nghiệp và môi trường làm việc.

(Theo Tạp chí dân chủ và pháp luật.

Trang điện tử: www.tcdcpl.moj.gov.vn)