Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ số kinh tế vĩ mô đặc biệt quan trọng và nó thường được đo bằng sự tăng trưởng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Một ngày dừng, mất ba ngày cơ hội
Dù nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, một số thách thức lớn vẫn còn tồn tại, đặc biệt là trong lĩnh vực logistics và cơ sở hạ tầng.
"Với các doanh nghiệp trong nước, điều quan trọng là cần phải luôn hướng tới sự phát triển, tìm kiếm cơ hội trong bối cảnh biến động toàn cầu.
Mặc dù tình hình kinh tế có thể gặp nhiều biến động, nhưng tác động của "tiếng nhiễu" không lớn như chúng ta nghĩ.
Nó không ngăn cản Việt Nam tiếp tục tiến tới, đặc biệt khi các doanh nghiệp tận dụng được các cơ hội từ xu hướng toàn cầu hóa và sự chuyển dịch chuỗi cung ứng", tiến sĩ Peter Redhead lưu ý.
Cũng tại diễn đàn, ông Phạm Đình Đoàn - chủ tịch Phú Thái Holding Group - chia sẻ ba khó khăn mà doanh nghiệp trong nước đang gặp phải.
Đó là các doanh nghiệp phải tìm kiếm đơn hàng nhưng đồng thời phải đáp ứng các nhu cầu mới của thị trường quốc tế, giá cả lại không được tăng.
Thứ hai là nhu cầu tiêu thụ của thế giới giảm, đẩy tỉ lệ hàng tồn kho tăng cao, ước tính tăng đến 34%. Trong bối cảnh đó, tăng trưởng tín dụng của Việt Nam 7 tháng đầu năm cũng chỉ mới đạt khoảng 5%.
"Điều này cũng có nghĩa tiền trong ngân hàng rất nhiều nhưng các doanh nghiệp khó tiếp cận được vốn này. Doanh nghiệp muốn vay vẫn phải thế chấp bất động sản theo cách cũ nhưng khối tài sản này đã bị đóng băng, tỉ lệ doanh nghiệp mới gia nhập thị trường gần như không tăng trong năm ngoái", ông Đoàn nói.
Tuy vậy, chủ tịch Phú Thái cũng cho biết nhìn nhận yếu tố tích cực, doanh nghiệp vẫn muốn nắm bắt các cơ hội đầu tư, mở rộng.
Bởi với bối cảnh hiện nay, chỉ cần "chần chừ một ngày là mất ba ngày cơ hội".
Dịp này, Forbes Việt Nam cũng đã trao kỷ niệm chương cho một số doanh nghiệp tiêu biểu trong Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2024 của Forbes Việt Nam.
Đây là danh sách lần thứ 12 do Forbes Việt Nam thực hiện, với tổng lợi nhuận sau thuế 190.831 tỉ đồng và tổng doanh thu đạt 1.296.831 tỉ đồng.
Trong đó, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là quán quân doanh thu với doanh thu thuần đạt 304.188 tỉ đồng, và quán quân về lợi nhuận là Vietcombank với 29.899 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế.
Sáng 26/4, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các bộ, cơ quan ngang bộ tổ chức Lễ công bố “Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023.”
Đây là báo cáo đầu tiên về kinh tế Việt Nam do OECD và ADB thực hiện.
Công bố báo cáo, Tiến sỹ Koen Vincent thuộc Ban Kinh tế của OECD cho biết Việt Nam đã đạt được tiến bộ kinh tế đáng kể trong những thập niên qua và duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Những cải cách sâu rộng và liên tục kể từ cuối những năm 1980 là chìa khóa dẫn đến thành công kinh tế này. Kinh tế Việt Nam cũng đã chứng tỏ khả năng phục hồi trước những cú sốc, bao gồm cả đại dịch COVID-19. Thời kỳ đại dịch, tăng trưởng kinh tế của quốc gia này vượt trội so với hầu hết các nền kinh tế Đông Nam Á.
OECD dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng vững chắc, với Tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở mức 6,5% vào năm 2023 và 6,6% trong năm 2024.
Tuy nhiên, theo Tiến sỹ Koen Vincent, với độ mở của nền kinh tế, Việt Nam dễ bị ảnh hưởng bởi những bất ổn địa chính trị và nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng. Bên cạnh đó, trong ngắn hạn, các điều kiện bên ngoài đe dọa sự phục hồi của nền kinh tế. Sự gián đoạn chuỗi cung ứng có thể tiếp tục đè nặng lên thương mại toàn cầu và lạm phát gia tăng trên khắp thế giới có thể gây thêm áp lực giảm tỷ giá hối đoái cho Việt Nam.
Với những thách thức đáng kể phía trước, OECD cho rằng Việt Nam cần nỗ lực hơn nữa để thúc đẩy cải cách cơ cấu nhằm tăng cường hơn nữa các lực lượng thị trường.
Ngoài ra, theo OECD, để giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch, Việt Nam nên dừng đầu tư mới vào than đá và đẩy nhanh việc thực hiện thị trường carbon. Vì những cải cách này sẽ yêu cầu các nguồn lực tài chính bổ sung, cơ sở thuế nên được mở rộng để tăng thu nhập của chính phủ.
Báo cáo Kinh tế của OECD: Việt Nam 2023 đưa ra ba thông điệp chính. Đầu tiên, chính sách kinh tế vĩ mô cần giúp tăng cường khả năng chống chịu của nền kinh tế.
Trong ngắn hạn, ưu tiên là giảm thiểu tác động của giá năng lượng cao thông qua hỗ trợ có đối tượng mục tiêu cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương, thay vì thực hiện những biện pháp tài khóa mở rộng hơn nữa.
Trong trung hạn, báo cáo nhấn mạnh yêu cầu phải củng cố các khung chính sách kinh tế vĩ mô bằng cách cải thiện tính bền vững tài khóa thông qua mở rộng cơ sở thuế. Đồng thời, cần tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội và giảm quy mô của khu vực kinh tế phi chính thức.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần cải thiện hơn nữa môi trường kinh doanh và tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số để duy trì tăng trưởng kinh tế cao sau khi phục hồi.
Trong thông điệp cuối cùng, báo cáo chỉ ra để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần phải duy trì mức đầu tư cao cho năng lượng tái tạo và theo đuổi hiệu quả sử dụng năng lượng cao hơn.
Định hướng này có thể được hiện thực hóa thông qua cách tiếp cận chính sách toàn diện, trong đó ưu tiên đầu tư nhà nước và tư nhân hiệu quả, thiết lập các quy định tạo thuận lợi, tạo cơ chế để giá cả thị trường phản ánh tốt hơn hàm lượng carbon.
Tại lễ công bố báo cáo, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận về ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; tạo nền tảng để đẩy nhanh phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; cải cách hệ thống quy định đối với thị trường hàng hóa; thúc đẩy chuyển đổi số và phục hồi xanh; tăng cường mức độ độc lập, tự chủ của nền kinh tế trong tương lai./.
Sẽ tiếp tục tăng trưởng cao nhất khu vực
Tình hình địa chính trị và biến động của các nền kinh tế lớn toàn cầu khiến viễn cảnh kinh tế thế giới khó đoán định.
Tuy vậy, các dự báo trong năm 2025 cho thấy ASEAN vẫn được xem là khu vực tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ nhất trên thế giới hiện nay, và Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực này.
Trong 10 năm qua (2013-2023), quy mô GDP của nền kinh tế Việt Nam đã tăng gấp đôi từ 213 tỉ USD lên 434 tỉ USD, vượt mức trung bình của khu vực và đà phát triển này được kỳ vọng sẽ tiếp tục trong những năm tới.
Dự báo của IMF đưa ra tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2024 sẽ đạt khoảng 5,8% và năm 2025 là 6,5%, vượt trội hơn so với các nước trong khu vực như Philippines (6,2%) và Malaysia (4,4%).
Theo ông Peter Redhead, một trong những yếu tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam là tiêu dùng nội địa. Mặc dù Việt Nam là một quốc gia thương mại với xuất khẩu đóng vai trò quan trọng, nhưng sức mua nội địa chính là động lực lớn đằng sau tăng trưởng kinh tế.
Ngoài ra, quá trình đô thị hóa tại Việt Nam đang diễn ra nhanh chóng nhưng đến nay tỉ lệ đô thị hóa vẫn còn thấp hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Đây cũng chính là tiềm năng cho sự phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ kèm theo.
Chuyên gia phân tích của HSC ví "Việt Nam đang ở điểm tối ưu như tình huống của Trung Quốc cách đây 15 năm".
Hay nói cách khác, Việt Nam đang đứng ở điểm khởi đầu của tăng trưởng, còn nhiều dư địa để tiếp tục tiến tới. Vì vậy đừng nghĩ 10 năm tốt đẹp đã qua rồi.
Tuy có nhiều lo ngại về dòng vốn từ Trung Quốc và ảnh hưởng của các biến động chính trị quốc tế, nhưng thực tế vốn FDI từ Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 6%.
Điều này cho thấy Việt Nam vẫn duy trì sự ổn định trong thu hút đầu tư nước ngoài từ nhiều quốc gia khác.
Bên cạnh đó, chỉ số tham nhũng của Việt Nam đã có những cải thiện đáng kể trong thời gian gần đây. Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, cải thiện về minh bạch và môi trường pháp lý là yếu tố quan trọng trong quyết định đầu tư dài hạn.