Người dân có thể tra cứu thông tin thẻ BHYT, bao gồm thời hạn sử dụng và thời điểm đủ 5 năm liên tục, trên Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam hoặc trên ứng dụng VssID.

Bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao?

Có rất nhiều trường hợp người tham gia bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Khi gặp trường hợp này người mất cần lưu ý xử lý như sau:

Thông báo đến cơ quan BHXH nơi bạn tham gia BHYT

Đầu tiên người mất cần thông báo đến cơ quan BHXH hoặc thông báo qua điện thoại, email thông báo về việc mất thẻ BHYT để tránh trường hợp kẻ xấu nhặt được và sử dụng thẻ nhằm trục lợi. Trong thông báo mất thẻ BHYT cần cung cấp đầy đủ thông tin về: họ tên người mất thẻ; mã số thẻ BHYT bị mất; số thẻ căn cước công dân người mất.

Để đảm bảo cho quyền lợi của mình người mất thẻ BHYT cần làm các thủ tục cấp lại thẻ BHYT.

Hồ sơ xin cấp lại thẻ BHYT gồm:

Đơn đề nghị cấp lại thẻ bảo hiểm y tế.

Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo Mẫu TK1-TS.

Bảng kê thông tin (mẫu D01-TS) do người sử dụng lao động chuẩn bị.

Thủ tục cấp lại thẻ BHYT như sau:

Người mất thẻ BHYT nộp hồ sơ cho người sử dụng lao động hoặc nộp cho cơ quan, đơn vị nơi người lao động làm việc và tham gia BHXH. Người tham gia có thể lựa chọn nộp hồ sơ trực tiếp hoặc nộp hồ sơ online thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VssID.

Cơ quan BHXH tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ đủ điều kiện tổ chức BHYT sẽ tiến hành cấp lại thẻ BHYT mới cho người đề nghị xin cấp lại thẻ BHYT. Thời hạn giải quyết hồ sơ là trong vòng 7 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đơn đề nghị.

Trong thời gian chờ thẻ người bị mất thẻ BHYT vẫn được hưởng các quyền lợi BHYT bình thường.

Người tham gia nhận thẻ BHYT trực tiếp từ cơ quan BHXH theo giấy hẹn hoặc nhận từ đơn vị nơi mình làm việc (nếu nộp hồ sơ tại đơn vị nơi người mất đang làm việc và tham gia BHXH).

Ngoài ra người tham gia còn có thể nhận thẻ BHYT thông qua bưu điện bằng cách đăng ký dịch vụ nhận thẻ BHYT qua bưu điện khi làm hồ sơ.

Trường hợp người mất làm thủ tục cấp lại thẻ BHYT trực tiếp tại cơ quan BHXH cần lưu ý:

Cung cấp đầy đủ và chính xác thông tin cá nhân.

Mang theo chứng minh thư hoặc thẻ căn cước công dân

Nộp lệ phí theo quy định (nếu có).

Giữ lại biên lai hoặc hóa đơn thanh toán để đối chiếu sau này.

Trường hợp đi khám chữa bệnh khi chưa nhận được thẻ BHYT mới

Trường hợp trong thời gian chờ cấp thẻ BHYT mới mà người mất thẻ BHYT cần đi khám chữa bệnh có thể sử dụng các biện pháp thay thế sau:

Sử dụng hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID

Đối với người tham gia BHYT đã cài đặt ứng dụng VssID khi đi khám chữa bệnh có thể xuất trình hình ảnh thẻ BHYT trên ứng dụng VssID thay cho thẻ BHYT giấy. Các quyền lợi của người tham gia sẽ được cán bộ y tế ghi nhận và làm thủ tục hưởng quyền lợi BHYT như đối với sử dụng thẻ BHYT giấy.

Sử dụng căn cước công dân đã tích hợp với thẻ BHYT

Bên cạnh việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT thay cho thẻ BHYT giấy bệnh nhân còn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân gắn chíp đã tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế để đi khám chữa bệnh. Thẻ căn cước công dân đã tích hợp thông tin thẻ BHYT có tác dụng như thẻ BHYT giấy do đó bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm được hưởng quyền lợi của mình.

Một cách khác để người tham gia BHYT được hưởng quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh đó là cung cấp giấy hẹn lấy thẻ BHYT cho cán bộ y tế. Sau khi nhận thẻ BHYT mới bệnh nhân sẽ xuất trình thẻ BHYT này để được hưởng quyền lợi của mình.

Thông qua giải đáp bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải làm sao? Thái Sơn hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thể xử lý nhanh chóng khi bị mất thẻ BHYT để bảo vệ lợi ích của mình. Hiện nay, công nghệ đã phát triển mạnh mẽ việc sử dụng hình ảnh thẻ BHYT và thẻ căn cước công dân đã rất phổ biến, theo đó nhiều người tham gia có thể sử dụng thay thế thẻ BHYT mà không cần xin cấp lại thẻ BHYT giấy.

Người tạm trú (bao gồm du học sinh, khách du lịch và người làm việc tạm thời) hoặc thường trú nhân ở Canada có thể được cấp thể bảo hiểm y tế của tỉnh bang/ vùng lãnh thổ và sẽ được miễn phí hầu hết các dịch vụ y tế.

Quy trình nộp hồ sơ cấp Thẻ Bảo hiểm Y tế

Mỗi tỉnh bang/vùng lãnh thổ quản lý hệ thống chăm sóc y tế riêng. Ở một số tỉnh bang, bạn sẽ phải đợi (thường là 3 tháng) để các chương trình bảo hiểm y tế có hiệu lực. Điều đó có nghĩa là trong thời gian chờ đợi bạn không có bảo hiểm y tế, và chẳng may nếu xảy ra ốm đau, tại nạn trong thời gian này bạn sẽ phải chi trả những khoản chi phí y tế cao ngất ngưởng. Đây là lý do tại sao bạn nên mua bảo hiểm y tế tư nhân để chi trả những chi phí y tế cần thiết trong thời gian chờ đợi này.

Bạn hãy tìm hiểu xem mình có đủ điều kiện đăng ký thẻ bảo hiểm y tế theo quy định của mỗi tỉnh bang và vùng lãnh thổ hay không cũng như cách thức đăng ký qua các bài viết của chúng tôi:

©2016 – 2017 - Bản quyền thuộc về Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

Ghi rõ nguồn 'Cổng thông tin điện tử BHXH Việt Nam' hoặc 'baohiemxahoi.gov.vn' khi phát hành lại thông tin.

Giấy phép số 253/GP-TTĐT của Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử - Bộ Thông tin và Truyền thông ngày 01/08/2017

Theo thông tin bạn cung cấp thì thẻ BHYT của bạn tham gia tại công ty cũ đã hết hạn sử dụng. Do bạn đã nghỉ việc tại công ty (chấm dứt HĐLĐ) và không tiếp tục đi làm ở công ty khác nên không thuộc đối tượng tham gia BHYT bắt buộc. Nếu bạn muốn có thẻ BHYT để sử dụng đi khám chữa bệnh thì bạn có thể tham gia BHYT hộ gia đình.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình.

1. Người có tên trong sổ hộ khẩu, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.

2. Người có tên trong sổ tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các Điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này”.

Mức đóng mỗi tháng được quy định tại Điểm e, khoản 1, điều 7 Nghị định 146 năm 2018 của Chính phủ như sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Theo khoản 8, Điều 13, Nghị định 146/NĐ-CP và điểm c khoản 3 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế quy định về thời hạn BHYT có giá trị sử dụng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị sử dụng từ ngày đóng tiền nếu bạn tham gia BHYT gián đoạn không quá 3 tháng; có giá trị sử dụng sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền nếu thời gian tham gia gián đoạn quá 3 tháng.

Như vậy, trường hợp thẻ BHYT bắt buộc của bạn hết thời hạn sử dụng nếu bạn tiếp tục tham gia BHYT hộ gia đình thời gian gián đoạn không quá 3 tháng thì thẻ BHYT hộ gia đình có giá trị kể từ ngày đóng tiền; nếu thời gian gián đoạn quá 3 tháng thì có giá trị sau 30 ngày kể từ ngày đóng tiền.

Đề nghị bạn liên hệ với đại lý thu BHXH, BHYT, UBND xã phường hoặc cơ quan BHXH nơi cư trú để làm thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình.