Mình không phủ nhận việc nỗ lực sẽ tạo ra những thành quả nhất định, nhưng có những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Với nhiều người, hạnh phúc và bình yên trong tâm hồn dựa vào những ý tưởng bất chợt của vũ trụ. Họ vui vào những thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, và chán nản khi danh vọng tan biến. Khi sự tốt đẹp và nỗi đau đều không thể tránh khỏi, thì tại sao ta phải tự hành hạ bản thân bằng cách dùng hết sức lực đuổi theo vế đằng trước, đồng thời dùng gấp đôi nỗ lực để chạy trốn khỏi vế sau?

Chức Tư Tế và Các Chìa Khóa của Chức Tư Tế

Chức tư tế là quyền năng và thẩm quyền vĩnh cửu của Thượng Đế. Qua chức tư tế, Thượng Đế đã tạo ra và chi phối trời và đất. Qua quyền năng của Ngài, Ngài cứu chuộc và tôn cao con cái của Ngài, mang lại “sự bất diệt và cuộc sống vĩnh cửu cho loài người” (Môi Se 1:39).

Thượng Đế ban thẩm quyền chức tư tế cho các nam tín hữu xứng đáng của Giáo Hội để họ có thể hành động trong danh của Ngài vì sự cứu rỗi của con cái Ngài. Các chìa khóa của chức tư tế là quyền hạn của chủ tịch đoàn, hoặc quyền năng được Thượng Đế ban cho con người để lãnh đạo và hướng dẫn vương quốc của Thượng Đế trên thế gian (xin xem Ma Thi Ơ 16:15–19). Qua các chìa khóa này, những người nắm giữ chức tư tế có thể được phép để thuyết giảng phúc âm và thực hiện các giáo lễ cứu rỗi. Tất cả những người phục vụ trong Giáo Hội đều được kêu gọi dưới sự hướng dẫn của một người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế. Do đó, họ có quyền có được quyền năng cần thiết để phục vụ và làm tròn các trách nhiệm của chức vụ kêu gọi của họ.

Phần tham khảo liên quan: GLGƯ 121:36, 41–42

Chức Tư Tế A Rôn thường được gọi là chức tư tế dự bị. Các chức phẩm của Chức Tư Tế A Rôn là thầy trợ tế, thầy giảng, thầy tư tế và vị giám trợ. Trong Giáo Hội ngày nay, các nam tín hữu xứng đáng có thể nhận được Chức Tư Tế A Rôn bắt đầu vào lúc 12 tuổi.

Chức Tư Tế A Rôn “nắm giữ các chìa khóa phù trợ của các thiên sứ và của phúc âm về sự hối cải và của phép báp têm” (GLGƯ 13:1).

Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc là chức tư tế cao hơn, hoặc lớn hơn, và thực hiện những sự việc thuộc linh (xin xem (GLGƯ 107:8). Chức tư tế lớn hơn này được ban cho A Đam và đã có trên thế gian bất cứ khi nào Chúa mặc khải phúc âm của Ngài.

Lúc đầu, chức tư tế này được gọi là “Thánh Chức Tư Tế theo Ban của Vị Nam Tử của Thượng Đế” GLGƯ 107:3). Về sau chức tư tế này được biết là Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc, đặt theo tên của thầy tư tế thượng phẩm sống trong thời kỳ của tiên tri Áp Ra Ham.

Trong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc là các chức phẩm anh cả, thầy tư tế thượng phẩm, tộc trưởng, Thầy Bảy Mươi và Sứ Đồ. Chủ Tịch của Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc là Chủ Tịch của Giáo Hội.

Phần tham khảo liên quan: Ê Phê Sô 4:11–14

Trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, một giáo lễ là một hành động thiêng liêng, long trọng có ý nghĩa thuộc linh. Mỗi giáo lễ được Thượng Đế thiết kế để giảng dạy các lẽ thật thuộc linh. Các giáo lễ cứu rỗi được thực hiện qua thẩm quyền của chức tư tế và dưới sự hướng dẫn của những người nắm giữ các chìa khóa chức tư tế. Một số giáo lễ là cần thiết cho sự tôn cao và được gọi là các giáo lễ cứu rỗi.

Giáo lễ cứu rỗi đầu tiên của phúc âm là phép báp têm bằng cách dìm mình xuống nước bởi một người có thẩm quyền. Phép báp têm là cần thiết cho một cá nhân để trở thành tín hữu của Giáo Hội và để bước vào vương quốc (xin xem Giăng 3:5).

Từ phép báp têm xuất phát từ một từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là dìm hoặc ngâm vào. Sự dìm mình tượng trưng cho cái chết của cuộc sống tội lỗi của một người và sự sinh lại của người đó vào một cuộc sống thuộc linh, tận tụy phục vụ Thượng Đế và con cái của Ngài. Sự dìm mình cũng tượng trưng cho cái chết và sự phục sinh.

Sau khi một người chịu phép báp têm, một hoặc nhiều người nắm giữ Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc đặt tay lên đầu của người ấy và xác nhận người ấy là tín hữu của Giáo Hội. Là một phần của giáo lễ này, được gọi là lễ xác nhận, người ấy được ban cho ân tứ Đức Thánh Linh.

Ân tứ Đức Thánh Linh khác với ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Trước khi chịu phép báp têm, một người có thể thỉnh thoảng cảm nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh và qua ảnh hưởng đó có thể nhận được chứng ngôn về lẽ thật (xin xem Mô Rô Ni 10:4–5). Sau khi nhận được ân tứ Đức Thánh Linh, một người có quyền có được sự đồng hành liên tục của Ngài nếu người này tuân giữ các giáo lệnh.

Các giáo lễ cứu rỗi khác gồm có lễ sắc phong Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc (cho nam giới), lễ thiên ân trong đền thờ, và lễ gắn bó hôn phối (xin xem GLGƯ 131:1–4). Tất cả các giáo lễ cứu rỗi của chức tư tế đều được đi kèm với các giao ước. Trong đền thờ, các giáo lễ cứu rỗi này cũng có thể được thực hiện thay cho người chết. Các giáo lễ làm thay cho người chết chỉ trở thành hiệu lực khi người chết chấp nhận trong thế giới linh hồn và tôn trọng các giao ước liên quan.

Các giáo lễ khác, chẳng hạn như ban phước cho người bệnh và làm lễ đặt tên và ban phước cho trẻ em, cũng rất quan trọng cho sự phát triển thuộc linh của chúng ta.

Phần tham khảo liên quan: Công Vụ Các Sứ Đồ 2:36–38

Một giao ước là sự thỏa thuận thiêng liêng giữa Thượng Đế và con người. Thượng Đế ban ra các điều kiện cho giao ước và chúng ta đồng ý làm điều mà Ngài bảo chúng ta phải làm; rồi Thượng Đế hứa với chúng ta một số phước lành vì sự vâng lời của chúng ta (xin xem GLGƯ 82:10).

Tất cả các giáo lễ cứu rỗi của chức tư tế đều được đi kèm theo các giao ước. Chúng ta giao ước với Chúa tại lễ báp têm và tái lập các giao ước đó bằng cách dự phần Tiệc Thánh. Các anh em nào nhận được Chức Tư Tế Mên Chi Xê Đéc sẽ bước vào lời thề và giao ước của chức tư tế. Chúng ta lập thêm các giao ước khác trong đền thờ.

Các phần tham khảo liên quan: Xuất Ê Díp Tô Ký 19:5–6; Thi Thiên 24:3–4; 2 Nê Phi 31:19–20; GLGƯ 25:13

Hôn nhân giữa một người nam và một người nữ đã được Thượng Đế quy định sẵn và gia đình là trọng tâm của kế hoạch cứu rỗi và hạnh phúc của Ngài. Hạnh phúc trong cuộc sống gia đình hầu như có thể đạt được khi được đặt trên những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô.

Những khả năng thiêng liêng về sự sinh sản chỉ có thể được sử dụng giữa người nam và người nữ đã cưới hỏi hợp pháp với tư cách là chồng và vợ. Cha mẹ phải sinh sôi nẩy nở và làm đầy dẫy trái đất, nuôi nấng con cái của họ trong tình yêu thương và sự ngay chính, và cung cấp những nhu cầu vật chất và tinh thần của con cái họ.

Vợ chồng có một trách nhiệm trọng đại là phải yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Những người cha phải chủ tọa gia đình mình trong tình thương yêu và sự ngay chính cũng như cung cấp cho những nhu cầu cần thiết của cuộc sống. Những người mẹ có trách nhiệm chính yếu để nuôi dưỡng con cái mình. Trong các trách nhiệm thiêng liêng này, những người cha và người mẹ có bổn phận giúp đỡ lẫn nhau với tư cách là những người bạn đời bình đẳng.

Kế hoạch hạnh phúc thiêng liêng giúp mối liên hệ gia đình có thể được tồn tại sau cái chết. Thế gian được sáng tạo và phúc âm được mặc khải để gia đình có thể được hình thành, được làm lễ gắn bó, và được tôn cao vĩnh viễn. (Phỏng theo “Gia Đình: Bản Tuyên Ngôn cùng Thế Giới,” Ensign, tháng Mười Một năm 2010, 129).

Các phần tham khảo liên quan: Sáng Thế Ký 2:24; Thi Thiên 127:3; Ma La Chi 4:5–6; GLGƯ 131:1–4

Các giáo lệnh là luật pháp và những đòi hỏi mà Thượng Đế ban cho nhân loại. Chúng ta bày tỏ tình yêu mến của mình lên Ngài bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài (xin xem Giăng 14:15). Việc tuân giữ các giáo lệnh sẽ mang lại các phước lành từ Chúa (xin xem GLGƯ 82:10).

Hai giáo lệnh cơ bản nhất là “hết lòng, hết linh hồn, hết ý mà yêu mến Chúa, là Đức Chúa Trời ngươi. … Hãy yêu kẻ lân cận như mình” (Ma Thi Ơ 22:36–39).

Mười Điều Giáo Lệnh là một phần thiết yếu của phúc âm và là những nguyên tắc vĩnh cửu cần thiết cho sự tôn cao của chúng ta (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 20:3–17). Chúa mặc khải các giáo lệnh này cho Môi Se trong thời xưa, và Ngài đã tuyên phán lại những giáo lệnh này trong những điều mặc khải ngày sau.

Các giáo lệnh khác gồm có cầu nguyện hàng ngày (xin xem 2 Nê Phi 32:8–9), giảng dạy phúc âm cho những người khác (xin xem Ma Thi Ơ 28:19–20), tuân giữ luật trinh khiết (xin xem GLGƯ 46:33), đóng tiền thập phân đầy đủ (xin xem Ma La Chi 3:8–10), nhịn ăn (xin xem Ê Sai 58:6–7), tha thứ cho những người khác (xin xem GLGƯ 64:9–11), có một tinh thần biết ơn (xin xem GLGƯ 78:19), và tuân giữ Lời Thông Sáng (xin xem GLGƯ 89:18–21).

Các phần tham khảo liên quan: Sáng Thế Ký 39:9; Ê Sai 58:13–14; 1 Nê Phi 3:7; Mô Si A 4:30; An Ma 37:35; An Ma 39:9; GLGƯ 18:15–16; GLGƯ 88:124

Để biết thêm chi tiết về những đề tài này, hãy vào lds.org, Teachings, Gospel Topics; hoặc xem Trung Thành cùng Đức Tin: Tài Liệu Tham Khảo Phúc Âm (2004).

Từ xưa đến nay, bất kì một tôn giáo, một học thuyết nào muốn phổ chiếu được rộng rãi chúng sinh, không thể không nương nhờ các thế lực chính trị. Nho giáo được các triều đại Phong Kiến Trung Hoa và Việt Nam một mực tin tưởng áp dụng nên có sức sống mãnh liệt suốt hơn 2000 năm. Cơ Đốc giáo có bước chuyển mình từ một nhánh phái nhỏ tách ra từ Do Thái giáo, bị chèn ép khắp nơi, trở thành tôn giáo chính thống của toàn Đế quốc La Mã, sau này là toàn bộ thế giới phương Tây chính là nhờ vào công sức của Constantinus Đại Đế.

Phật giáo truyền vào Việt Nam từ hơn 2000 năm trước, tuy vậy, không phải ngay lập tức tạo được chỗ đứng vững trãi trong lòng người dân và trở thành một phần cốt tủy của văn hóa Đại Việt như ngày hôm nay. Đạt được thành quả này, chính là cống hiến của hơn 200 năm triều Lý trong việc luôn đặt Phật giáo trên địa vị độc tôn. Chính xác là 215 năm triều Lý, với 8 vị vua và 1 nữ hoàng, bất kì một giai đoạn nào cũng có dấu chứng của Phật giáo và các vị chân sư. Thậm chí, chúng ta còn có thể kể lại phần nào lịch sử triều Lý trong mối tương quan với Phật giáo mà vẫn tương đối đầy đủ.

Lý Thái Tổ, tên thật là Lý Công Uẩn, là vị vua sáng lập nên triều Lý, trị vì từ năm 1009 đến năm 1028. Lý Công Uẩn từ thuở thiếu thời cho đến khi lập quốc đều có quan hệ mất thiết đối với Phật giáo. Ông được cho là vị vua sùng Phật nhất và tạo tiền đề cho vị trí đệ nhất không thể thay thế của Phật giáo trong đời sống người Việt.

Lý Công Uẩn sinh ra tại Cổ Pháp (nay là Bắc Ninh), mẹ là Phạm Thị, cha không rõ. Ngay từ khi còn nhỏ, Phạm Thị đã đưa Công Uẩn vào chùa Cổ Pháp và được sư trụ trì là Lý Khánh Văn nhận làm con nuôi (vì vậy nên có họ Lý). Sau, Công Uẩn lại được sư Vạn Hạnh ở chùa Lục Tổ nhận làm đệ tử. Đây chính là vị thiền sư có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đối với cuộc đời của Lý Công Uẩn. Nói không quá, Lý Công Uẩn có thể thuận lợi thăng tiến trong triều đình nhà Tiền Lê và từng bước ngồi lên ngai báu, một nửa giang sơn là thiền sư Vạn Hạnh chuẩn bị cho.

Nói thêm về sư Vạn Hạnh, ông là một trí thức Phật giáo có địa vị trong thời Tiền Lê. Ông là cố vấn được Lê Hoàn tôn kính, nhiều lần đưa ra những lời sấm tiên tri về quân Tống và quân Chiêm Thành. Sau này khi Lê Long Đĩnh qua đời, Vạn Hạnh cũng chính là người tác động dư luận quần chúng bằng lời sấm của mình để tạo thuận lợi cho quá trình tiếm ngôi của Lý Công Uẩn. Sau khi đại nghiệp thành công, Lý Thái Tổ lập ra một ban mới là Tăng ban (trước đó chỉ có văn ban, võ ban, thái giám ban) và phong thầy Vạn Hạnh làm quốc sư.

Với xuất thân Phật giáo và cũng để trả ơn, Phật giáo dưới thời Lý Thái Tổ phát triển không ngừng và dần trở thành đệ nhất giáo tại Đại Việt. Xét nhận xét của sử gia Lê Văn Hưu cũng đủ nhận thấy sự sùng bái Phật giáo của Lý Thái Tổ: “Lý Thái Tổ lên ngôi mới được 2 năm, tông miếu chưa dựng, đàn xã tắc chưa lập mà trước đã dựng 8 chùa ở phủ Thiên Đức (Cổ Pháp), lại trùng tu chùa quán ở các lộ và độ điệp (cấp văn bằng cho người xuất gia) cho hơn nghìn người ở kinh đô làm sư.”

Minh chứng cho việc hoằng dương Phật pháp tại Đại Việt, năm 1010, Lý Thái Tổ sai sứ sang nước Tống để thỉnh kinh. Tống Thái Tông (Triệu Quýnh) thậm chí đã ngự bút trên bộ Địa Tạng Kinh. Năm 1018, vua một lần nữa sai Viên ngoại lang là Nguyễn Đạo Thanh và Phạm Hạc sang Tống thỉnh Tam Tạng Kinh.

Lý Thái Tông, tên thật là Lý Phật Mã, là con của Lý Thái Tổ và Lê Thị Phất Ngân – công chúa của Lê Hoàn (và Dương Vân Nga). Lý Thái Tông noi gương cha, một thời thờ phụng và không ngừng quảng dương Phật pháp. Một trong những đóng góp nổi bật nhất của Lý Thái Tông đối với Phật giáo Đại Việt chính công trình chùa Diên Hựu bao gồm chùa Một Cột trong khuôn viên Lăng Bác ngày nay.

Theo La Thành cổ tích vịnh, mảnh đất hiện nay chùa Diên Hựu tọa lạc, xưa là một mảnh đất bỏ hoang. Tướng Cao Biền của nhà nhà Đường thời đó là tiết độ sứ tại nước ta cho rằng đất ấy là chỗ có long mạch nên sai người đóng cột đồng, cắt đứt long mạch nước ta. Từ đó mảnh đất này có tên Nhật Trụ (một cột). Sau, Lý Thái Tông có đêm nằm mơ thấy Quan Âm Bồ Tát nhắc nhở rằng phải phá bỏ cột đồng xưa nên khi tỉnh mộng, vua cho phá cột đồng và lập chùa thờ Quan Âm tại đây.

Theo Nhất trụ tự bi (văn bia chùa một cột) thời Lê Huyền Tông, từ trước tại mảnh đất này đã có một cái hồ hình vuông, giữa hồ có một tòa lầu đứng trên một cột trụ duy nhất thờ Quan Âm. Vua Lý Thái Tông tuổi cao mà vẫn chưa có hoàng tử cũng thường xuyên qua lại cầu tự tại đây. Một đêm, vua mơ thấy Quan Âm mời lên lầu và ôm một đứa bé đặt vào lòng. Tỉnh mộng, vua bèn xây thêm chùa Diên Hựu bên phải chùa Nhất Trụ để mở rộng sự sùng bái. Tức là chùa Một Cột đã có từ trước thời Lý.

Năm 1954, quân đội Viễn chinh Pháp trước khi rút khỏi Hà Nội đã đặt mìn phá chùa Một Cột. Sau khi tiếp quản thủ đô, Bộ Văn hóa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã xây dựng lại chùa Một Cột theo kiến trúc cũ như ngày nay vào năm 1955.

Lý Thái Tông được sử gia Đại Việt đánh giá là một vị vua anh minh, tài giỏi, nghiêm nghị nhưng vẫn hết mực khoan dung do được ảnh hưởng tích cực từ những giá trị Phật giáo. Khi Thái Tổ qua đời, dù địa vị Đông cung Thái tử từ lâu đã thuộc về Lý Phật Mã, các thân vương vẫn giương cờ nổi loạn, sử cũ gọi là Tam Vương Chi Loạn. Lý Thái Tông sau khi dẹp loạn Tam Vương, vẫn tha chết và giữ nguyên tước vị cho anh em ruột của mình, duy chỉ có Vũ Đức Vương đã chết khi làm phản.

Lý Thánh Tông, tên thật là Lý Nhật Tôn, là con trưởng của Lý Thái Tông. Lý Nhật Tôn được sách phong làm thái tử ngay sau khi Lý Thái Tổ qua đời, Lý Thái Tông lên ngôi hoàng đế năm 1028. Lý Thánh Tông luôn được sử sách vinh danh là một vị hoàng đế nhân đức nhất trong lịch sử Việt Nam và cũng là vị vua đầu tiên phát triển trường phái Thiền Thảo Đường có những ảnh hưởng nhất định tới Phật giáo Việt Nam thời gian sau này.

Trường phái Phật giáo đặc biệt này được đặt tên theo thiền sư Thảo Đường dưới thời Lý Thánh Tông. Thiền sư Thảo Đường là người Trung Quốc, khi đó đang truyền giáo tại Chiêm Thành thì bị quân Đại Việt bắt cùng với những người Chiêm khác làm tù binh. Do nhân duyên hảo hợp, thiền sư được diện kiến thánh thượng và được Lý Thánh Tông hết mức kính mến phong cho làm Quốc Sư và cho phát triển một trường phái Phật học mới mang tên của thiền sư này trong nước. Thiền phái Thảo Đường chú trọng việc hoằng dương thiền học trong giới trí thức, đưa giới Nho gia đến gần với đạo Phật và trở thành Phật tử. Trường phái này tại Việt Nam cũng đạt được những bước phát triển nhất định và có ảnh hưởng tới những trường phái Phật giáo sau này như Trúc Lâm Yên Tử đời Trần. Tuy nhiên, do quá chú trọng vào văn chương trí thức nên phần lớn tín đồ là tầng lớp vua chúa, quý tộc, nho gia chứ khó đi sâu vào được đời sống dân chúng nên không duy trì được lâu dài. Trong số 9 vị cư sĩ Thảo Đường thì phần lớn đều là vua và quan: Lý Thánh Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, Ngô Ích (quan tham chính), Đỗ Vũ (quan thái phó),…

Do được ảnh hưởng sâu sắc bởi giáo lý đạo Phật, Lý Thánh Tông hết mức khoan dung và nhân đức. Đại Việt Sử lược (Trần Ích Tắc) ghi lại lời vua nói với quan hầu cận trong mùa đông năm 1055 “Ta ở trong cung sâu, sưởi là than, mực áo hồ cừu mà còn lạnh như thế này, huống chi những kẻ ở trong tù, khốn khổ vì trói buộc, phải trái chưa phân minh mà quần áo không đủ, thân thể không có gì che, nên mỗi khi bị cơn gió lạnh khắc nghiệt thì há không chết được người vô tội hay sao. Ta vô cùng thương xót!” Tiếp đó, vua sai người cấp mền, chiếu cho tù nhân, yêu cầu cung cấp đủ cơm ăn mỗi ngày. Cùng năm đó, Thánh Tông truyền lệnh giảm một nửa tô thuế cho người dân cả nước. Năm 1065, khi đang ngự triều, nhà vua chỉ vào Động Thiên Công chúa đang đứng cạnh mà nói “Lòng trẫm yêu dân cũng như yêu con trẫm vậy, hiềm vì trăm họ ngu dại, làm càn phải tội, trẫm lấy làm thương lắm. Từ rày về sau, tội gì cũng giảm nhẹ bớt đi” (Đại Việt Sử Ký Toàn Thư).

Lý Nhân Tông, tên thật là Càn Đức, là con trưởng của Lý Thánh Tông và Nguyên Phi Ỷ Lan. Lý Nhân Tông lên ngôi khi mới 7 tuổi, việc triều chính ban đầu do Linh Nhân thái hậu (tức Ỷ Lan) và thái úy Lý Thường Kiệt nắm giữ. Tuy nhiên, đến khi tự mình lo chính sự, Lý Nhân Tông đã thể hiện được bản lĩnh của mình, được tôn là một trong những vị vua xuất sắc nhất lịch sử Việt Nam. Dưới thời Lý Nhân Tông, đất nước vẫn duy trì được toàn vẹn lãnh thổ dù nhà Tống có nhăm nhe, Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo đều được coi trọng và phát triển lên mức cao. Có thể coi hiện tượng tam giáo đồng nguyên ở Việt Nam xuất hiện rõ nhất tại thời điểm này.

Lý Nhân Tông là người rất trọng Nho giáo và sử dụng Nho giáo trong việc xử lý công việc triều chính. Ngay một năm sau khi lên ngôi, Lý Nhân Tông (khi đó 8 tuổi) đã cho mở khoa thi tam trường đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Năm 1076, vua truyền lệnh cho xây Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Lý Nhân Tông là vị vua đầu tiên ý thức được tầm quan trọng của giáo dục Nho học và thi cử, sử dụng Nho gia vào các vị trí quan lại quan trọng triều đình.

Tuy vậy, dưới ngòi bút của các bậc Nho sĩ, Lý Nhân Tông xuất chúng nhưng có một điểm yếu là quá sùng đạo Phật. Phật giáo dưới góc nhìn của Nho giáo lại quá bi lụy. Lý Nhân Tông thực chất nhận được sự ảnh hưởng của Phật giáo phần lớn từ mẹ đẻ là thái hậu Ỷ Lan. Với sự hậu thuẫn của thái hậu, Phật giáo thời kì này vẫn giữ vai trò là quốc giáo, số lượng chùa chiền và tăng ni tăng lên nhanh chóng cùng những chính sách khuyến tu. Nhà vua và thái hậu liên tục mở ngân khố để xây dựng chùa chiền, cũng như quốc hóa một số lễ hội Phật giáo như hội đèn Quảng Chiếu. Phật giáo Mật Tông thời kỳ này có sự phát triển khá mạnh do kết hợp với các phép bùa chú của Đạo giáo nên nhanh chóng lấy được niềm tin từ phía đông đảo quần chúng. Ranh giới tôn giáo dưới thời Lý Nhân Tông rất khó để phân định, Thiền Tông và Mật Tông hay Mật Tông và Đạo giáo có khi hòa hợp lại với nhau.

Phật giáo tuy rất được trọng vọng trong đời sống tâm linh của đất nước nhưng Lý Nhân Tông lại giới hạn sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống chính trị. Vai trò quốc sư của thiền sư Khô Đầu chỉ giới hạn trên lĩnh vực tôn giáo chứ rất hạn chế trên triều đường. Tách biệt tôn giáo ra khỏi chính trị, đây cũng được xem là một phương thức quản lý tôn giáo hiệu quả và thực tế.

Lý Nhân Tông không có con nối dõi nên đã lập con của hoàng đệ Sùng Hiền hầu là Lý Dương Hoán làm thái tử, sau là Lý Thần Tông. Lý Thần Tông tuy chỉ có thời gian trị vì 10 năm ngắn ngủi nhưng lại để lại cho sử sách và nhân gian biết bao nhiêu câu chuyện huyền bí. Đại Việt Sử ký Toàn thư cũng ghi lại ý kiến cho rằng Lý Thần Tông chính là do thiền sư Từ Đạo Hạnh đầu thai chuyển kiếp.

Từ Đạo Hạnh từ lâu đã là một nhà tu hành nổi danh trong dân gian, được cho là thuần thục Phật pháp và Đạo pháp. Một lần, khi vua Lý Nhân Tông định lập một đứa bé thần đồng làm thái tử do không có con nối dõi nên Từ Đạo Hạnh dùng bùa chú ngăn cản. Khi vua định tội thì Sùng Hiền hầu đứng ra xin tha, Từ Đạo Hạnh nhận ân đức đó và hứa sẽ đầu thai làm con Sùng Hiền hầu. Sau này vua Lý Nhân Tông đã lập Lý Dương Hoán, được xem là hóa thân của Từ Đạo Hạnh, làm thái tử.

Tương truyền, trước khi qua đời, Từ Đạo Hạnh nói với đệ tử Minh Không rằng “ta kiếp sau làm nhân chủ nhưng tất bị quái bệnh. Ngươi đã có duyên với ta thì nên đợi mà cứu ta”. Hơn 20 năm sau, vua Lý Thần Tông đột ngột mắc bệnh lạ không thái y nào có thể cứu chữa. Triều đình mời Minh Không Thiền sư khi đã đã ẩn cư vào cung chữa trị. Minh Không nói đã đoán biết trước và chữa khỏi bệnh cho Lý Thần Tông cũng như kể lại câu chuyện xưa kia Từ Đạo Hạnh nhắc tới để khẳng định Lý Thần Tông chính là thầy mình chuyển thế.

Từ Đạo Hạnh vốn là một vị Phật-Thánh rất được dân chúng sùng mộ. Trước khi câu chuyện về Thánh Mẫu Liễu Hạnh phổ biến trong dân gian, Từ Đạo Hạnh thường được xếp vào hàng Tứ Bất Tử cùng với các vị thánh thiên cổ của người Việt. Hiện nay Từ Đạo Hạnh cùng với Lý Thần Tông đều được thờ tại chùa Láng, chùa Thầy và chùa Nền.

Lý Anh Tông, tên thật là Lý Thiên Tộ, tuy không phải là con trưởng của Lý Thần Tông nhưng là con đích của vua và hoàng hậu. Lý Anh Tông lên ngôi khi mới 3 tuổi, mọi quyền lực đều rơi vào tay mẹ đẻ là thái hậu Hiến Chí và Đỗ Anh Vũ. Cho đến khi Đỗ Anh Vũ chết, Lý Anh Tông mới thực sự nắm quyền nhiếp chính cùng với sự phò tá của Tô Hiến Thành.

Lý Anh Tông học theo tiên đế Lý Nhân Tông nên rất trọng Nho giáo, lễ nghĩa và thi cử. Ông cũng được xem là vị hoàng đế đặc biệt vì là người mở đầu cho tục lệ “nhất đế-nhất hậu” cho đến mãi về sau. Trước đây, từ thời Đinh Tiên Hoàng, các bậc đế vương sủng ai đều cưới về làm hoàng hậu, nhiều vị vua có tới 5-6 bà hoàng. Như vậy, trước là sẽ tạo thế tranh quyền trong hậu cung, sau là không đúng với chuẩn mực Nho giáo. Vì vậy, dù hoàng hậu được gả cho Anh Tông từ khi còn rất nhỏ vì lý do chính trị nhưng ông vẫn một mực tôn trọng hôn phối này và sách phong con của bà làm thái tử Long Xưởng. Chỉ do sau này vì đố kỵ với Từ Nguyên phi được Anh Tông sủng hạnh, thái hậu xúi Long Xưởng quyến rũ Từ Phi nhưng bị lộ tẩy nên Anh Tông đã phế truất và lập Long Trát (Long Cán) lên thay.

Tuy rất trọng Nho giáo nhưng Anh Tông vẫn duy trì nếp nhà cũ tôn thờ Phật giáo. Lý Anh Tông chính là đệ tử của Không Lộ Thiền sư và được Không Lộ truyền tâm pháp, tức là đời thứ tư của Phật giáo trường phái Thảo Đường văn học trí thức mà các tiên đế tin theo.

Lý Cao Tông, tên thật là Long Trát hay Long Cán, là con thứ 6 của Lý Anh Tông, mới 7 tuổi đã lên ngôi, có Tô Hiến Thành làm phụ chính. Suốt những năm trị quốc, Lý Anh Tông gặp không ít khó khăn, thù trong giặc ngoài, nhưng cũng chính do bản tính ăn chơi không lo chính sự nên dù vẫn giữ được ngai vị nhưng quyền lực triều đình có sự suy giảm nghiêm trọng.

Phật giáo dưới thời Lý Cao Tông tuy vẫn duy trì được vị thế quốc giáo nhưng không hề phát triển. Năm 1189, Cao Tông có chuyến đi du hành, đến đâu nghe nói có thần linh gì cũng đều bắt dân chúng xây dựng đền miếu. Chế độ lao dịch của Lý Cao Tông khiến dân chúng vô cùng khổ sở, giặc giã nổi lên khắp nơi. Vua tuy vẫn có thọ giáo với các thiền sư Thảo Đường nhưng lại tin lời nịnh thần. Đất nước rối loạn không kể xiết. Nổi bật có thể kể đến gian thần Phạm Du và giặc Quách Bốc.

Lý Huệ Tông, tức Lý Sảm, là con trưởng của Lý Cao Tông và hoàng hậu họ Đàm. Trong cái loạn Quách Bốc, triều đình phải tạm ly tán, thái tử Sảm phải chạy đến vùng Hải Ấp để lánh nạn. Trần Lý là người đứng đầu Hải Ấp lúc đó kết hợp với Tô Trung Từ tự ý gả con gái của mình là Trần Thị Dung cho Lý Sảm. Trần Lý và Tô Trung Từ giúp Cao Tông dẹp giặc Quách Bốc lập công với nhà Lý. Đến tận khi Cao Tông đau yếu, Tô Trung Từ mới chấp thuận để Lý Sảm về cung sau đó lên ngôi, tức Lý Huệ Tông.

Lý Sảm từ nhỏ đã phải trải qua nhiều biến cố, đến cả khi làm vua cũng chỉ là con rối trong trò chơi quyền lực của dòng họ Trần nên sớm phát điên. Quyền lực triều đình dần rơi vào tay Trần Tự Khánh và sau đó là Điện tiền Chỉ huy sứ Trần Thủ Độ. Vin cớ Huệ Tông bị điên, Trần Thủ Độ ép truyền ngôi cho công chúa Chiêu Hoàng và xuất gia đi tu vào chùa Chân Giáo trong đại nội, lấy pháp danh là Huệ Quang. Sau đó, Huệ Tông cũng tự sát tại ngôi chùa này, theo tương truyền cũng do Trần Thủ Độ bức tử.

Lý Chiêu Hoàng sau đó truyền ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Chấm dứt hơn 200 năm thăng trầm của triều đại nhà Lý trong lịch sử Việt Nam.

Phật giáo thời Lý đã có những bước phát triển vượt bậc so với các thời kỳ trước, trở thành quốc giáo của Đại Việt ta cho đến mãi về sau này. Phật giáo sau hơn 200 năm đã thấm nhuần giáo lý từ bi, cứu thế vào trong tư tưởng trị quốc của các bậc đế vương cũng như tính cách thuần hậu vào đại đa số quần chúng nhân dân. Phật giáo tự khẳng định vị thế của mình là tôn giáo – hệ tư tưởng rất phù hợp đối với công cuộc trị quốc thời bình. Phật giáo dù có những giáo lý riêng, nhưng với bản chất bác ái, cùng chung sống và hơn nữa là dung hòa với Nho giáo và Đạo giáo tạo thế cân bằng trong xã hội Việt Nam, định hình nên nền văn hóa Việt Nam cho tới tận ngày nay.