Nón Bảo Hiểm Phát Triển Việt - Gần 10 năm kinh nghiệm cung cấp và sản xuất Nón Bảo Hiểm Hiện nay, chúng tôi là một trong những xưởng thuộc top 10 về quy mô và số lượng hàng sản xuất trong năm. Tính đến cuối năm 2022 Phát Triển Việt sản xuất ra thị trường ~1 triệu nón/năm, tính đến cuối năm 2023 con số đã tăng lên ~1triệu 500 nón/ năm. Đã hơn 100 khách hàng, đối tác thương mại đã và đang làm việc, đồng hành với chúng tôi trong những năm qua. Với đội ngũ công nhân viên trên dưới 100 người, bộ phận văn phòng có các bộ phận thiết kế, kế toán. Giải quyết các vấn đề lên maket, trao đổi hàng hoá nhanh chóng. Quy trình sản xuất khép kính, chủ động trong mọi sản xuất. Do đó, chi phí và giá cả và chất lượng vô cùng cạnh tranh. Phát Triển Việt cam kết 100% về trách nhiệm hàng hoá với khách hàng khi có vấn đề phát sinh. Mang đến cho quý khách sự trải nghiệm hài lòng nhất có thể. quy trình sản xuất: ➀ Lên maket ➩ ➁ Kéo tem trượt nước ➩ ➂ Sơn gáo ➩ ➃ Dán tem logo ➩ ➄ Ráp thành phẩm ➩ ➅ Thành phẩm lợi ích dành cho khách hàng: ● Lên maket nhanh chóng trong vòng 15-30 phút. ● Có hơn 20 mẫu mã khác nhau, màu sắc khác nhau để khách hàng có nhiều sự lựa chọn. ● Lên ý tưởng, thiết kế hoàn toàn miễn phí ● Chủ động trong khâu in ấn tem, lên mẫu 2-4 ngày nhanh chóng. ● Sản xuất đơn hàng từ 5-10 ngày. ● Giao hàng toàn quốc, miễn phí giao hàng khu vực HCM. ● Thanh toán linh hoạt, công nợ tốt. ● Cung cấp chứng nhận chất lượng sản phẩm. Với phương châm:“Trao chất lượng – tạo niềm tin – chung phát triển”, Phát Triển Việt mong muốn mang đến cho khách hàng sự hài lòng về mặt sản phẩm, tạo nhiềm tin cho các đối tác để có thể cùng nhau phát triển.

Thị trường Trung Quốc có sức hút lớn với nông sản Việt

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 5 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Trung Quốc đạt hơn 22,5 tỷ USD, tăng 11% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, riêng mặt hàng nông, lâm, thủy sản đạt 4,6 tỷ USD, tăng 8,6%.

Nhiều mặt hàng nông, lâm thủy sản của Việt Nam đang chiếm thị phần rất lớn tại thị trường Trung Quốc như cao su, sắn và các sản phẩm từ sắn, trái cây, cá tra...

Đơn cử với mặt hàng cao su, trong 6 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 489.370 tấn cao su. Xuất khẩu cao su sang Trung Quốc chiếm 67,35% về lượng và chiếm 64,8% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước trong 6 tháng đầu năm 2024.

Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương dự báo, thời gian tới, nhu cầu của Trung Quốc vẫn là yếu tố chủ chốt tác động đến hoạt động xuất khẩu cao su của Việt Nam.

Tổng cục Hải quan cho biết, trị giá xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2024 đạt 3,33 tỷ USD, tăng 24,3% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của rau quả Việt Nam sang Trung Quốc đạt 2,1 tỷ USD, chiếm 64% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sang Trung Quốc đạt 1,22 tỷ USD, tăng 46% so với cùng kỳ, chiếm 92,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Sắn và các sản phẩm từ sắn cũng là một mặt hàng xuất khẩu tỷ đô sang Trung Quốc. Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn đạt 1,38 triệu tấn, trị giá 630,29 triệu USD, giảm 7,7% về lượng, nhưng tăng 6,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, do giá xuất khẩu tăng. Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam, chiếm 87,88% về lượng và chiếm 88,52% về trị giá trong tổng xuất khẩu sắn và các sản từ sắn của cả nước

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,26 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn, trị giá 569,05 triệu USD, giảm 6,1% về lượng, nhưng tăng 8,9% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, Việt Nam là thị trường cung cấp sắn lát và tinh bột sắn lớn thứ hai cho Trung Quốc, sau Thái Lan.

Đối với mặt hàng cà phê, hồ tiêu, tuy Trung Quốc chưa phải là thị trường xuất khẩu tốp đầu của Việt Nam nhưng xu hướng người tiêu dùng Trung Quốc ngày càng ưa chuộng cà phê, hồ tiêu của Việt Nam. Theo số liệu thống kê từ Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhập khẩu cà phê từ Việt Nam của Trung Quốc đạt 41,28 triệu USD, tăng 107,1%. Thị phần cà phê của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc tăng từ 6,65% trong 6 tháng đầu năm 2023 lên 7,46% trong 6 tháng đầu năm 2024.

Bộ NN&PTNT cho biết, hiện có nhiều mặt hàng nông lâm thủy sản của Việt Nam được xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong đó có 12 mặt hàng rau quả (dưa hấu, măng cụt, thạch đen, sầu riêng, chuối tươi, khoai lang, thanh long, chôm chôm, xoài, vải, nhãn, mít); tổ yến, bột cá và một số sản phẩm phục vụ sản xuất, chế biến thức ăn chăn nuôi; mặt hàng sữa và thủy sản các loại.

Việc ký kết các Nghị định thư giữa Bộ NN&PTNT Việt Nam và Tổng cục Hải quan Trung Quốc về cho phép xuất khẩu chính ngạch nông sản đã tạo sức bật cho nhiều loại nông sản của Việt Nam tại thị trường này. Sầu riêng và tổ yến là một ví dụ. Sau khi có Nghị định thư về xuất khẩu chính ngạch sầu riêng sang Trung Quốc, giá trị xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam sang thị trường này trong 2 năm trở lại đây đã lớn hơn rất nhiều so với các năm trước cộng lại.

Bà Trần Thị Thu Phương, Trưởng phòng Hợp tác Quốc tế và Truyền thông, Cục Thú y, Bộ NN&PTNT cho biết, kể từ khi lô sản phẩm tổ yến đầu tiên của Việt Nam sang Trung Quốc vào tháng 11/2023, đến nay đã có trên 700 kg tổ yến được xuất khẩu sang thị trường này và có 7 doanh nghiệp được phép xuất khẩu tổ yến vào thị trường Trung Quốc.

Tại cuộc làm việc mới đây giữa Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hoàng Trung và ông Triệu Tăng Liên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, hai bên thống nhất sớm hoàn tất các thủ tục để ký Nghị định thư về yêu cầu kiểm dịch thực vật đối với quả dừa tươi, sầu riêng đông lạnh của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đối với mặt hàng chanh leo và ớt đã được hai bên thực hiện xuất khẩu thí điểm, Bộ NN&PTNT và Tổng cục Hải quan Trung Quốc sẽ thúc đẩy hoàn tất các thủ tục để sớm có thể ký 2 văn kiện này.

Ông Huỳnh Tấn Đạt, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN&PTNT cũng cho biết thêm với sản phẩm dừa tươi, hai bên đã đạt được thỏa thuận về mặt kỹ thuật và ký kết Nghị định thư.

Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam nhận định, nhu cầu nhập khẩu dừa tươi của thị trường Trung Quốc là rất lớn và có xu hướng tăng trưởng ổn định, năm sau cao hơn năm trước. Trong khi đó, sản lượng dừa của Trung Quốc mới chỉ đáp ứng được khoảng 10% nhu cầu tiêu thụ nội địa, phần còn lại là nhập khẩu. Do đó, xuất khẩu chính ngạch được mặt hàng này vào thị trường Trung Quốc sẽ giúp xuất khẩu hàng rau quả của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng khả quan.

Theo tính toán của Hiệp hội Rau quả Việt Nam, khi Nghị định thư xuất khẩu dừa tươi được ký, nếu chuẩn bị tốt, ngành dừa có thể thu thêm khoảng 300 - 400 triệu USD/năm từ thị trường này.

Vui lòng điền vào email của bạn.

Một liên kết để đặt lại mật khẩu sẽ được gửi tới đó

Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ...