Cụ thể, định mức hành lý được miễn thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng của người nhập cảnh gồm: 1,5 lít rượu từ 22 độ trở lên; 2 lít rượu dưới 22 độ; 3 lít đồ uống có cồn, bia.
Về thuế nhập khẩu giày dép, quần áo:
Sau khi xác định được mã HS, tùy theo xuất xứ hàng hóa,… đề nghị bạn đọc tham khảo các văn bản sau:
– Nghị định số 122/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan;…
– Hàng hóa là giày dép thuộc phân nhóm 64.01, 64.02 … có thuế nhập khẩu là 30%
– Hàng hóa là quần áo thuộc phân nhóm chương 61, chương 62 có thuế nhập khẩu là 20%.
Đề nghị bạn đọc tham khảo thực hiện, nếu còn chưa rõ thì liên hệ với cơ quan hải quan nơi dự kiến mở tờ khai để được giải đáp cụ thể.
Bạn có thể tìm nội dung các văn bản đã nêu ở mục VĂN BẢN PHÁP LUẬT trên Cổng thông tin điện tử Hải quan theo địa chỉ http://www.customs.gov.vn.
Bộ phận tư vấn của Ban biên tập thông báo để bạn đọc biết.
Mã HS tính thuế khi nhập khẩu quần áo, giày dép:
Để xác định chi tiết mã số HS của một mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo,… của hàng hóa thực tế nhập khẩu. Căn cứ:
– Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính “Hướng dẫn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa; phân tích để kiểm tra chất lượng; kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”;
– Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
– Bạn đọc có thể tham khảo mã sau:
64.01 Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
64.02 Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ bằng cao su hoặc plastic.
64.03 Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.
64.04 Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.
Chương 61 – Quần áo và hàng may mặc phụ trợ, dệt kim hoặc móc
Chương 62 – Quần áo và các hàng may mặc phụ trợ, không dệt kim hoặc móc
Bạn đọc căn cứ vào thực tế hàng hóa mà mình nhập khẩu và áp dụng sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/7/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, chú giải chi tiết dẫn trên để xác định mã HS chi tiết và thuế suất thuế nhập khẩu phù hợp với thực tế.
Để xác định chính xác mã số hàng hóa xuất nhập khẩu, trước khi làm thủ tục hải quan, bạn đọc có thể đề nghị xác định trước mã số hàng hóa theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính “Quy định thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu”.