Giao tiếp là một nghệ thuật và để rèn giũa khả năng này ngày một sắc bén là cả một khoa học.

Bước 8: Không làm việc riêng khi nói chuyện

Làm việc riêng khi đang trong cuộc gọi với khách hàng rất dễ khiến bạn bị phân tâm, không tập trung với điều khách hàng phản hồi. Đừng nghĩ khách hàng họ sẽ không nhận thấy điều này qua điện thoại vì mọi thứ đều phản ánh chân thực qua cách nói chuyện của bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy không được trân trọng và tất nhiên việc chốt sales là hoàn toàn không khả thi.

Cẩn thận với những câu nói đùa

Đánh giá mối quan hệ của bạn với khách hàng trước khi thử bất kỳ câu chuyện cười, châm biếm hoặc mỉa mai nào, bởi họ rất có thể sẽ hiểu lầm. Mặc dù dùng biểu tượng cảm xúc và ảnh GIF chắc chắn sẽ giúp cuộc trò chuyện bớt căng thẳng hơn nhưng hãy chu đáo và cẩn thận trong từng hình ảnh.

Tất nhiên, nếu khách hàng của bạn là những người hài hước, phản hồi họ theo những cách sáng tạo, vui vẻ chắc chắn sẽ giúp ngày làm việc của hai bên ý nghĩa hơn.

Tiếp theo, ở phần 2 của chuỗi bài viết về chủ đề Trò chuyện cùng khách hàng sẽ là những kĩ thuật để hoá giải những cuộc trò chuyện khó nhằn, bao gồm cả ví dụ minh hoạ và giải pháp thể, xin mời các bạn đón đọc.

Bước 2: Luôn để sổ và bút trước mặt

Đừng tay không ra trận mà hãy chuẩn bị vũ khí thật kỹ càng. Một cuốn sổ note lại các thông tin quan trọng và một cây bút ghi chép lại phản hồi của khách hàng sẽ giúp bạn có màn đối thoại với khách hàng đầy tung hứng và hoàn hảo. Điều này tránh cho việc bạn quên hay nhầm lẫn thông tin khách hàng này với khách hàng khác. Tất nhiên, khách hàng không bao giờ muốn điều đó xảy ra với họ.

Tại sao nói chuyện với khách hàng lại cần thiết?

Với những người làm kinh doanh nói chung và người làm nghề dịch vụ nói riêng, “Khách hàng là thượng đế” là nguyên tắc mà họ bắt buộc phải thuộc nằm lòng. Đây dường như đã trở thành nguyên tắc làm việc đầu tiên và ưu tiên của họ. Đó chính là lý do họ luôn phải không ngừng cải thiện và nâng cao chất lượng dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu và cảm xúc của khách hàng.

Tuy nhiên, kinh doanh ngày nay không chỉ dừng lại ở việc bán sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng mà còn phải tạo dựng mối quan hệ bền vững với họ. cách nói chuyện với khách hàng chính là chìa khóa quan trọng để người kinh doanh và người làm nghề dịch vụ có thể xây dựng mối quan hệ này.

Chỉ khi trò chuyện trực tiếp với khách hàng, bạn mới có thể lắng nghe đầy đủ nhu cầu của họ. Đồng thời, quá trình trò chuyện sẽ giúp bạn tiếp cận với khách hàng, linh hoạt áp dụng phương pháp ứng xử giao tiếp phù hợp để thỏa mãn họ không chỉ về mặt giá trị sản phẩm cung cấp mà còn về mặt cảm xúc. Không một khách hàng nào không thích được khen, không thích được nghe những lời hay “mật ngọt” khiến bản thân cảm thấy “mát ruột mát gan”.

Có thể nói, giao tiếp và trò chuyện với khách hàng chính là yếu tố quyết định sự sống còn của doanh nghiệp và là yếu tố quyết định sự thăng tiến của người làm nghề dịch vụ.

Bước 9: Tóm tắt lại nội dung trước khi kết thúc

Sau khi nói chuyện với khách hàng qua điện thoại, bạn cần chốt lại với khách hàng những nội dung đã thống nhất một lần nữa. Điều này để chắc chắn rằng họ đang thực sự quan tâm đến sản phẩm của bạn hoặc là đối tượng chốt sales đáng mong đợi. Ngoài ra, việc này cũng thể hiện rằng bạn trân trọng cuộc gọi với họ và ghi nhớ tất cả những mong đợi của khách hàng.

Sau khi kết thúc cuộc nói chuyện với khách hàng qua điện thoại, bạn đừng quên để lại lời tạm biết một cách lịch sự dù kết quả chốt sales có thành công hay không. Bất kỳ khách hàng nào đều cần được trân trọng và luôn là đối tượng khách hàng tiềm năng sau này.

Phần 1: Duy trì ngữ điệu nhất quán khi trò chuyện

Cũng giống như trong âm nhạc, ngữ điệu là yếu tố vô cùng quan trọng trong tất cả các cuộc trò chuyện. “Còn gì nữa không bạn?” và “Không biết em có thể hỗ trợ mình thêm thông tin nào khác không ạ?”, cùng một mục đích, nội dung nhưng thông điệp được truyền tải với ngữ điệu khác nhau chắc chắn sẽ tạo cho khách hàng những cảm xúc khác biệt.

Khi xác định tông giọng cho đội chăm sóc khách hàng của mình, hãy phát triển thêm một bộ tiêu chuẩn cho các cuộc trò chuyện để mỗi thành viên vừa có thể duy trì nét độc đáo, cá nhân hoá lại vừa sáng tạo kịch bản hỗ trợ của riêng mình.

Giao tiếp là một nghệ thuật và người trò chuyện với khách hàng chính là một đại sứ thương hiệu

Bước 1: Chuẩn bị nội dung trước khi gọi

Điều trước tiên khi muốn thuyết phục được ai đó bạn cần phải biết họ là ai, họ cần gì và họ muốn gì. Việc cầm điện thoại lên mà chưa có bất kỳ sự chuẩn bị nào về thông tin của khách cũng đồng nghĩa với việc chuẩn bị cho cuộc chốt sales thất bại ngay từ giây đầu tiên.

Vì vậy, trước khi chào hàng qua điện thoại hãy dành thời gian chuẩn bị thật kỹ. Bạn có thểtận dụng mạng Internet cùng các thông tin mà nhân viên kinh doanh cung cấp để lập một bảng hồ sơ khách hàng, trong đó bao gồm tên, địa chỉ, lĩnh vực kinh doanh, khó khăn họ đang gặp phải, thậm chí là thói quen, sở thích của họ. Các thông tin này sẽ giúp bạn có được cuộc gọi chào hàng hiệu quả hơn.

Nghĩ xa hơn về cảm xúc của khách hàng

Chúng ta tiếp tục phân tích ví dụ “Còn gì nữa không?” và “Không biết em có thể hỗ trợ mình thêm thông tin nào khác không ạ?” ở trên.

Rõ ràng phản hồi đầu tiên cho thấy có gì đó hơi khó chịu trong giọng nói, trong khi cách còn lại tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện nhưng vẫn chuyên nghiệp. Đây cũng chính là mục tiêu bạn sẽ muốn hướng tới trong phần lớn tương tác với khách hàng.

Tham khảo một ví dụ khác dưới đây:

Chúng tôi mất đúng một đêm và thật may đã tìm được món đồ thay thế anh đang cần trong đám cưới của mình. Bên vận chuyển xác nhận anh sẽ nhận được bưu phẩm trong vòng một giờ tới!

Chúc anh chị một đám cưới đầm ấm và mãi hạnh phúc bên nhau!

Ngôn ngữ tích cực giữ cho cuộc trò chuyện tiến xa hơn cũng như hạn chế tối đa xung đột do sai lệch, hiểu nhầm thông điệp. Những cụm từ mang ý nghĩa phủ định như “không thể/ sẽ không/ đã không” hoặc “bạn phải/ bạn cần” thường được người nghe hiểu theo nghĩa tiêu cực.

Hoặc giả sử một trong những sản phẩm của bạn hết hàng, người mua phải đặt trước một tháng trong khi khách hàng tỏ ra khá gấp; bạn cần thông tin đến họ ngay lập tức. Hãy xem một số phản ứng dưới đây:

“Tôi không thể chuyển cho bạn sản phẩm này, vì hiện mẫu này đã hết. Bạn sẽ phải chờ vài tuần, nhưng tôi rất vui khi có thể giúp bạn đặt hàng ngay bây giờ!”.

“Có vẻ như sản phẩm bạn tìm mua sẽ có sẵn vào tháng tới. Tôi có thể đặt hàng giúp bạn ngay bây giờ và chúng tôi đảm bảo sẽ chuyển tới bạn ngay khi sản phẩm đến kho!”.

Chuyển hướng cuộc trò chuyện từ tiêu cực sang tích cực và tập trung tìm kiếm giải pháp tốt nhất với khách hàng. Khi kết quả, giải pháp xuất hiện, tỷ lệ khách hàng khó chịu chắc chắn sẽ giảm xuống.

Khách hàng không quan tâm đến những gì bạn không thể làm; họ muốn nghe những gì có thể thực hiện/ kết quả/ giải pháp.

Và đối với những tình huống khó khăn trong đó khách hàng “phải” làm gì đó, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ tích cực để lưu ý với họ (và bản thân bạn) rằng đây là nỗ lực của một tập thể:

Đầu tiên, bạn sẽ phải kiểm tra…./ Bây giờ, bạn sẽ cần thiết lập…/ Sau đó, tôi cần bạn…

Đầu tiên, hãy xác minh…/ Bây giờ, chúng ta có thể thiết lập …/ Sau đó, giải pháp tốt nhất là nếu chúng ta…

Ngôn ngữ tích cực mở đường cho tương tác trong tương lai và khách hàng sẽ không cảm thấy mình bị lãng phí thời gian liên hệ với phòng dịch vụ khách hàng.

Sử dụng ngôn ngữ tích cực và tập trung tìm kiếm giải pháp tốt nhất với khách hàng